quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN không, tại sao?
Các nguồn vốn của một doanh nghiệp:
1. Vốn chủ sở hữu: là số vốn của các chủ sở hữu mà DN không phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ DN và các NĐT góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. Một DN có thể có một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm vốn đóng góp của các NĐT để thành lập mới hoặc mở rộng DN.
2. Vốn điều lệ: là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật…
4. Vốn vay: Là nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng hoặc từ các nguồn khác bên ngoài, có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động SXKD của DN. Nó có thể đáp ứng các nhu cầu về vốn trong ngắn hạn hoặc dài hạn, có thể huy động được số vốn lớn, tức thời. 5. Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp ( Tín dụng thương mại): Là nguồn vốn xuất phát từ
việc DN chiếm dụng tiền hàng của nhà cung cấp (trả chậm), việc chiếm dụng này có thể phải trả phí (lãi) hoặc không phải trả phí nhưng lại đáp ứng được việc DN có nguyên vật liệu, điện nước, … để SXKD mà chỉ phải bỏ ra ngay lập tức một số tiền ít hơn số tiền đáng lẽ phải bỏ ra ngay lập tức để có được số NVL, điện, nước,….để tiến hành SX. Như vậy, DN có thể sd quỹ tiền mặt của mình cho mục đích khác.
6. Nguồn vốn khác: Ví dụ như lợi nhuận chưa phân phối, các loại quỹ, lương cán bộ công nhân viên chậm thanh toán,…
Thay đổi cơ chế nguồn vốn có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động SXKD của DN.
Vì mỗi nguồn vốn sẽ góp phần tạo ra sp khác nhau và chi phí mỗi loại nguồn vốn cũng khác nhau.