giữa các định chế tài chính trung gian phi ngân hàng và NHTM?
Các định chế tài chính trung gian phi ngân hàng:
Hiệp hội cho vay và tiết kiệm (Savings and Loan Associations):
Ra đời từ năm 1831 ở Lyon và Philadelphia, Hiệp hội cho vay và tiết kiệm chủ yếu cho vay để mua nhà, đất trả chậm đối với những đối tượng có thu nhập thấp trong xã hội. Nguyên tắc hoạt động: Khi mới thành lập, phần lớn những hiệp hội là những tổ chức có tính cách tương trợ. Cho đến những năm 1990, hoạt động cho vay chính của nó cũng vẫn còn xoay quanh hình thức cho vay có cầm cố thế chấp nhà cửa (mortagage loan) với những người lao động thiếu tiền tiêu dùng hoặc làm ăn với lãi suất hàng năm khá thấp. Nhưng dần về sau Hiệp hội vẫn tồn tại trên một căn bản lâu dài như hoạt động của một ngân hàng. Ngày nay, các Hiệp hội này có vốn tiền gởi chiếm từ 70-80% tổng số vốn hoạt động (hay
tài sản nợ), khoảng 10% là vay mượn từ các nguồn khác và 10% còn lại là vay của chính quyền địa phương, trung ương hoặc các ngân hàng trung gian khác.
Các quỹ trợ cấp và hưu trí (Mutual assistance and Pension funds): Kế hoạch làm lợi từ những đồng lương hưu trí ít ỏi đã bắt đầu ở Hoa Kỳ từ năm 1870 và lan rộng sang các nước khác từ đầu thế kỷ 20. Những người đã về hưu hoặc đang nhận trợ cấp có thể gởi tiền vào quỹ này thông qua cơ quan trả hay cấp hàng tháng.
Nguyên tắc hoạt động: rất đơn giản. Huy động từng phần trong thời gian lao động và có thu nhập để trả từng phần khi về hưu hoặc mất sức lao động. Những chi tiết cụ thể về huy động vốn và trả vốn có thể rất đa dạng và phong phú nhằm thỏa mãn nhu cầu