THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Đánh giá chung về thực trạng biểu hiện nhận thức của giáo viên mầm non về rối loạn phổ tự kỷ về rối loạn phổ tự kỷ
Để đánh giá về thực trạng nhận thức của GVMN về RLPTK, tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của 164 giáo viên mầm non về 5 biểu hiện nhận thức: (1) khái niệm
RLPTK, (2) dấu hiệu báo động đỏ, (3) đặc điểm, (4) nguyên nhân và (5) can thiệp RLTPK. Các số liệu xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS. Kết quả được thể hiện ở
bảng sau:
Bảng 3.1. Thực trạng trạng biểu hiện nhận thức của giáo viên mầm non về rối loạn phổ tự kỷ
STT Biểu hiện nhận thức ĐTB ĐLC Thứ bậc
1 Khái niệm RLPTK 1,47 0,28 5
2 Dấu hiệu báo động đỏ RLPTK 1,53 0,87 4
3 Đặc điểm của trẻ RLPTK 1,74 0,43 2
4 Nguyên nhân của RLPTK 1,66 0,25 3
5 Can thiệp cho trẻ RLPTK 2,07 0,43 1
Chung 1,69 0,28
Như đã phân tích các biểu hiện của thang đo nhận thức bao gồm 5 biểu hiện hiểu biết là khái niệm, dấu hiệu báo động đỏ, đặc điểm, nguyên nhân và can thiệp RLPTK; cũng như phân tích các mức độ nhận thức ở Chương 2 (tổ chức và phương pháp nghiên cứu) thì mức độ nhận thức về RLPTK đi từ thấp, trung bình, khá và tốt. Nhìn chung, giáo viên mầm non khá hiểu biết về RLPTK (ĐTB nhận thức chung =1,69).
Trong đó, giáo viên hiểu biết rõ nhất là can thiệp cho trẻ tự kỷ (ĐTB=2,07) và
đặc điểm của trẻ RLPTK (ĐTB=1,74). Tiếp đến, GVMN cũng cho thấy hiểu biết của
báo động đỏ RLPTK (ĐTB=1,53). Cuối cùng, GVMN cho thấy hiểu biết còn hạn
chế về khái niệm RLPTK khi đây là phương diện nhận thức thấp nhất (ĐTB=1,47). Có thể thấy rằng, giáo viên mầm non đã có những hiểu biết khá đầy đủ và chính xác về các vấn đề của trẻ tự kỷ, từ việc can thiệp trẻ tự kỷ, cho đến đặc điểm và nguyên nhân của trẻ tự kỷ. Các biểu hiện nhận thức này liên quan tới công việc hằng ngày của GVMN khi các GVMN phải trực tiếp chăm sóc và giáo dục các trẻ em, đặc biệt là các trẻ em có vấn đề về phát triển, tự kỷ. Làm rõ những điều này thông qua việc phỏng vấn sâu; cô L.Đ.P.Q đang dạy lớp chồi chia sẻ: “trẻ tự kỷ nên
được đi học lớp chuyên biệt giúp trẻ tiến bộ hơn trong việc hòa nhập. Tầm soát sớm cho trẻ trước khi cho trẻ nhập để phát hiện sớm, can thiệp sớm”.
Tuy vậy, về khái niệm RLPTK vẫn có những hạn chế nhất định (ĐTB=1,47). Một số nhận định về trẻ tự kỷ trong nội dung phỏng vấn sâu phản ánh những điều này, cô N.T.L chia sẻ: “trẻ tự kỷ giỏi tiếng anh, có nhiều dạng tự kỷ khác nhau. Trẻ
tự kỷ thì có nhiều hành động vô thức như là nói chuyện một mình, hay bắt chước”. 3.1.1. Thực trạng biểu hiện nhận thức của giáo viên mầm non về khái niệm rối loạn phổ tự kỷ
Tôi đã đưa ra câu hỏi: “Theo thầy/ cô, tự kỷ là gì?”, để tìm hiểu vấn đề này. Để đo khía cạnh hiểu biết định nghĩa RLPTK, tôi đã sử dụng các tiêu chí là: định nghĩa RLPTK, dịch tễ học của RLPTK, tác động của RLPTK, tiên lượng của RLPTK. Kết quả thu được ở bảng sau:
Bảng 3.2. Thực trạng biểu hiện nhận thức của giáo viên mầm non về khái niệm rối loạn phổ tự kỷ
Tần suất (%)
Hoàn Đồng Khá Hoàn
STT Khái niệm RLPTK toàn ý đồng toàn ĐTB ĐLC
không một ý đồng
đồng chút ý
ý
1 Các dấu hiệu tự kỷ xuất hiện
15,9 20,7 26,8 36,6 1,84 1,09 sớm trước 3 tuổi
2 Tự kỷ là một loại rối loạn phát
triển phức tạp ảnh hưởng tới 6,1 14,6 30,5 48,8 2,22 0,91 giao tiếp và hành vi
3 Tự kỷ là một vấn đề tâm lý* 6,1 12,8 23,8 57,3 0,68 0,92 4 Tự kỷ là một dạng bệnh tâm
45,1 18,3 17,7 18,9 1,90 1,17 thần*
5 Yếu tố sinh học, thần kinh, di
truyền là nguyên nhân của tự 37,8 21,3 23,8 17,1 1,20 1,12 kỷ
6 Tình trạng tự kỷ kéo dài suốt
39,0 32,9 17,7 10,4 0,99 0,99 đời
7 Tự kỷ có thể phát hiện từ 18
18,9 18,9 32,9 29,3 1,72 1,08 tháng tuổi
8 Tự kỷ có thể chữa khỏi hoàn
9,1 22,6 37,8 30,5 1,10 0,94 toàn*
9 Người tự kỷ có thể tự lập khi
12,2 11,6 25,0 51,2 2,15 1,05 được can thiệp sớm
10 Trẻ nam thường có nguy cơ
42,7 22,6 18,9 15,8 1,08 1,12 mắc tự kỷ cao hơn trẻ nữ
11 Tự kỷ luôn kèm chậm phát
32,9 20,7 28,7 17,7 1,31 1,11 triển trí tuệ
12 Trẻ tự kỷ có tài năng đặc biệt* 14,0 11,0 37,8 37,2 1,02 1,02 13 Tự kỷ thường có ở gia đình có
48,2 13,4 20,7 17,7 1,92 1,18 kinh tế tốt, học vấn cao*
Chung 1,47 0,28
(*) là những nhận định không chính xác, không có bằng chứng khoa học
Kết quả bảng 3.2 cho thấy GVMN hiểu biết khái niệm RLPTK chỉ ở mức trung bình (ĐTB=1,47). Đây cũng là mức độ hiểu biết thấp nhất trong các phương diện thang đo nhận thức về RLPTK. Có thể nói GVMN còn hiểu biết rất ít về định nghĩa
RLPTK và thực trạng ở GVMN vẫn còn tồn tại những ý kiến nhận định sai lầm về
GVMN cho thấy hiểu biết rõ nhất“tự kỷ là một loại rối loạn phát triển phức
tạp ảnh hưởng tới giao tiếp và hành vi” (ĐTB=2,22). Tiếp đến, các giáo viên có
nhiều hiểu biết rõ về định hướng can thiệp cho trẻ tự kỷ: “người tự kỷ có thể tự lập
khi được can thiệp sớm”(ĐTB=2,15), phủ nhận những định kiến sai lầm như “tự kỷ là một dạng bệnh tâm thần”( ĐTB=1,90), hoặc“tự kỷ thường có ở gia đình có kinh tế tốt, học vấn cao” (ĐTB=1,92).
Có thể thấy các GVMN mặc dù hạn chế hiểu biết về khái niệm RLPTK, nhưng GVMN đã hiểu biết đúng về định nghĩa cốt lõi của RLPTK khi cho rằng RLPTK là rối loạn đặc trưng do di truyền và tác động tới lãnh vực giao tiếp và hành vi của trẻ. Hơn nữa, trong tiến trình can thiệp cho trẻ tự kỷ, bước đầu tiên và quan trọng nhất là trẻ được phát hiện và can thiệp sớm. Đối với ý kiến này, đa số các giáo viên đều đồng thuận và có mức điểm số cao. Điều đó cho thấy các giáo viên đã ý thức rất tốt tầm quan trọng của việc can thiệp sớm đến tiên lượng cho trẻ tự kỷ sau này.
Tuy nhiên, GVMN cho thấy còn những hạn chế trong hiểu biết về khái niệm RLPTK khi còn có tỷ lệ cao GVMN cho rằng“tự kỷ là một vấn đề tâm lý” (ĐTB=0,68); “tự kỷ có
thể chữa khỏi hoàn toàn”(ĐTB=1,10); hay “trẻ tự kỷ có tài năng đặc biệt”(ĐTB=1,02).
Phỏng vấn các GVMN vẫn cho thấy những ý kiến trái chiều như cô N.T.T – lớp lá chia sẻ:“tự kỷ là do vấn đề tâm lý, tinh thần không phải do di truyền”, “do
các tác động từ bên ngoài, môi trường thiếu chăm sóc quan tâm, làm cho trẻ thu mình lại” (hoặc phỏng vấn cô N.T.Y).
Những nhận định này còn đang đi ngược với quan điểm về tự kỷ hiện đại. Từ những năm 70, khoa học đã chính thức phủ nhận những nguyên nhân tâm lý là nguyên nhân của tự kỷ, chỉ chấp nhận các nguyên nhân về sinh học và di truyền. Có đến 80% nguyên nhân sinh học được công nhận là nguy cơ tự kỷ, trong một nghiên cứu rộng rãi trên 2 triệu trẻ từ 5 quốc gia khác nhau[14].
3.1.2. Thực trạng biểu hiện nhận thức của giáo viên mầm non về dấu hiệu báo động đỏ rối loạn phổ tự kỷ
Để tìm hiểu những biểu hiện nhận thức về dấu hiệu báo động đỏ về RLPTK, tôi đưa ra câu hỏi “theo các thầy/cô , dấu hiệu báo động đỏ (dấu hiệu nguy cơ) của
Bảng 3.3. Thực trạng biểu hiện nhận thức của giáo viên mầm non về dấu hiệu báo động đỏ rối loạn phổ tự kỷ
Tần suất (%)
Hoàn Đồng Khá Hoàn
STT Dấu hiệu báo động đỏ toàn ý đồng toàn ĐTB ĐLC
RLTPK không một ý đồng đồng chút ý ý 1 Trẻ 9 tháng không cười lớn, 29,3 21,3 22,6 26,8 1,47 1,17 không bập bẹ 2 Trẻ 12 tháng không chỉ ngón 16,5 23,8 38,4 21,3 1,65 0,99 trỏ
3 Trẻ 16 tháng không nói từ đơn 25,0 20,7 31,7 22,6 1,52 1,10 4 Trẻ 24 tháng không nói từ đôi 34,1 20,7 22,0 23,2 1,34 1,74 5 Mất đi các kỹ năng mà trẻ đã
23,8 17,1 28,0 31,1 1,66 1,52 có trước đó
Chung 1,52 0,87
Nhìn chung, GVMN có khá nhiều hiểu biết về các dấu hiệu báo động đỏ của
RLPTK (ĐTB=1,52). Trong đó, các giáo viên đã có hiểu biết khá rõ “trẻ 12 tháng không chỉ ngón trỏ” (ĐTB=1,65), “trẻ 16 tháng không nói từ đơn”(ĐTB=1,52) và “mất đi các kỹ năng mà trẻ đã có trước đó”(ĐTB=1,66). Đây là những dấu hiệu về
sự phát triển về ngôn ngữ và giao tiếp vô cùng quan trọng việc phát hiện trẻ tự kỷ. Những nguy cơ này xuất hiện cho thấy một tình trạng báo động về sự phát triển của trẻ em, bắt buộc trẻ phải được sàng lọc và chẩn đoán, cũng như các can thiệp ngay lập tức.
ĐTB mức độ nhận thức về các dấu hiệu báo động đỏ ở giáo viên mầm non ở mức độ khá cho thấy rằng các giáo viên trong việc chăm sóc và giáo dục các trẻ em đã có những hiểu biết đúng đắn và khá đầy đủ về các dấu hiệu nguy cơ tự kỷ .
Phỏng vấn cô N.T.T đang dạy các em học sinh lớp Lá, có nhiều năm dạy ở học sinh ở các lớp nhà trẻ cho rằng “các trẻ tự kỷ đặc điểm chúng là phát triển không bằng
các bạn khác, hạn chế rất nhiều kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xã hội, nhận thức”. 3.1.3. Thực trạng biểu hiện nhận thức của giáo viên mầm non về đặc điểm của trẻ rối loạn phổ tự kỷ
Câu hỏi khảo sát cho vấn đề này là “theo các thầy/cô, đặc điểm của trẻ rối
loạn phổ tự kỷ là gì”. Nhận thức của GVMN về đặc điểm của trẻ RLPTK bao gồm
biểu hiện về đặc điểm ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ tự kỷ, hành vi, nhận thức và các vấn đề sức khỏe của trẻ tự kỷ. Kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.4. Thực trạng biểu hiện nhận thức của giáo viên mầm non về đặc điểm của trẻ rối loạn phổ tự kỷ
Tần suất (%)
Đặc điểm của trẻ Hoàn Đồng Khá Hoàn
STT toàn ý một đồng toàn ĐTB ĐLC RLTPK không chút ý đồng đồng ý ý 1 Trẻ tự kỷ chậm nói hoặc 3,1 23,8 40,2 32,9 2,03 0,83 có vấn đề ngôn ngữ nặng 2 Trẻ tự kỷ hiếm khi đáp lại
12,2 30,5 28,0 29,3 1,74 1,01
tên của mình
3 Trẻ tự kỷ giao tiếp bằng cử
18,9 23,2 37,8 20,1 1,41 1,01
chỉ và giao tiếp mắt tốt* 4 Trẻ tự kỷ hiếm khi quan
tâm tới những người xung 17,1 10,9 34,8 37,2 1,92 1,08 quanh
5 Trẻ tự kỷ hay nói nhại theo 25,0 25,0 32,3 17,7 1,43 1,05 6 Trẻ tự kỷ rất hiếm khi chơi
9,2 17,1 32,9 40,8 2,05 0,97
giả vờ hoặc sắm vai
7 Trẻ tự kỷ rất hiếm khi hiểu
15,2 16,5 30,5 37,8 1,91 1,07
8 Lăng xăng, tăng động là
dấu hiệu chính của trẻ tự 31,7 23,2 21,3 23,8 1,63 1,16 kỷ*
9 Đặc trưng của tự kỷ là hay
đập phá đồ đạc, gây hấn 17,1 26,2 24,4 32,3 1,28 1,09 đánh nhau*
10 Trẻ tự kỷ chơi đồ chơi
hoặc hoạt động giống nhau 3,0 22,6 32,3 42,1 2,13 0,87 lặp đi lặp lại
11 Trẻ tự kỷ rất khó chịu nếu
9,8 14,0 34,8 41,4 2,08 0,97
thay đổi thói quen
12 Nhiều trẻ tự kỷ lăng xăng,
16,5 21,3 32,3 29,9 1,76 1,06
tăng động
13 Trẻ tự kỷ nhận thức về mối nguy hiểm kém vì hạn chế
12,8 20,7 30,5 36,0 1,90 1,04
khả năng suy đoán hoặc khái quát hóa kém
14 Trẻ tự kỷ thường gặp vấn 24,4 20,7 26,8 28,1 1,59 1,14 đề về giấc ngủ 15 Trẻ tự kỷ có thể kèm động kinh, vận động, các vấn đề 36,0 20,7 23,2 20,1 1,27 1,15
về đường tiêu hóa, tiết niệu,...
Chung 1,74 0,42
(*) là những nhận định không chính xác, không có bằng chứng khoa học
Phân tích bảng 3.4 cho thấy GVMN nhận thức khá rõ về đặc điểm của trẻ tự kỷ (ĐTB=1,74). Trong đó đa số giáo viên đều có hiểu biết khá rõ về đặc điểm hành
vi như“trẻ tự kỷ chơi đồ chơi hoặc hoạt động giống nhau lặp đi lặp lại” (ĐTB=2,13); “trẻ tự kỷ rất khó chịu nếu thay đổi thói quen”(ĐTB=2,08); về ngôn
ngữ và giao tiếp như “trẻ tự kỷ chậm nói hoặc có vấn đề ngôn ngữ nặng”(ĐTB =2,03) ; “trẻ tự kỷ rất hiếm khi chơi giả vờ hoặc sắm vai” (ĐTB=2,05) , “trẻ tự kỷ
hiếm khi quan tâm tới những người xung quanh” (ĐTB=1,9). Trên đây cũng là
những biểu hiện đặc trưng của trẻ tự kỷ mà từ 1,5 tuổi thì người chăm sóc đã có thể quan sát được. Sau 3 tuổi, nếu trẻ có các dấu hiệu nguy cơ trước đó thì các đặc điểm này càng biểu lộ rõ. Trẻ thể hiện các đặc điểm về sự phát triển và RLPTK thông qua cách nói chuyện, chơi đùa, sinh hoạt và học tập. Vì vậy, GVMN có thể nhận thức rõ ràng và đầy đủ về các biểu hiện của trẻ tự kỷ thông qua các hoạt động chăm sóc, dạy học các trẻ em trong lớp của mình.
Tuy nhiên, các giáo viên chưa hiểu biết đầy đủ về các vấn đề sức khỏe của trẻ tự kỷ khi cho rằng“trẻ tự kỷ có thể kèm động kinh, vận động, các vấn đề về đường
tiêu hóa, tiết niệu,...”(ĐTB=1,27); cũng như còn một số định kiến khi cho rằng “đặc trưng của tự kỷ là hay đập phá đồ đạc, gây hấn đánh nhau” ( ĐTB=1,28).
Kết quả phỏng vấn sâu làm rõ hơn những hiểu biết của các giáo viên: “trẻ tự kỷ trong lớp thường chỉ chơi một món đồ chơi duy nhất. Trẻ không biết diễn đạt điều mà trẻ muốn” ( Cô L.Đ.P.Q, dạy lớp chồi) ; hoăc khi nói về đặc điểm về giao
tiếp của trẻ, cô T.T.Y cho rằng:“Trẻ tự kỷ hạn chế về kỹ năng giao tiếp và kỹ năng
xã hội, hạn chế về nhận thức”; “trẻ tự kỷ thì chậm nói và chậm giao tiếp cũng như các kỹ năng xã hội”,“tự kỷ có tính cách hung hăng: ăn vạ, hung hăng, đánh người. Trẻ tự kỷ ngại giao tiếp, không thích chơi chung”( cô N.T.T), hoặc “trẻ tự kỷ thường dữ, đánh bạn hoặc tự làm đau bản thân nếu có người tranh giành”(Cô
N.C.H).
3.1.4. Thực trạng biểu hiện nhận thức của giáo viên mầm non về nguyên nhân của rối loạn phổ tự kỷ
Câu hỏi khảo sát cho vấn đề này là “theo các thầy/cô, nguyên nhân của rối
loạn phổ tự kỷ là gì”. Kết quả nhận thức của GVMN về nguyên nhân của RLPTK
Bảng 3.5. Thực trạng biểu hiện nhận thức của giáo viên mầm non về nguyên nhân của rối loạn phổ tự kỷ
Tần suất (%)
Biểu hiện nhận thức của Hoàn Đồng Khá Hoàn
STT GVMN về nguyên nhân của toàn ý một đồng toàn ĐTB ĐLC
trẻ RLTPK không chút ý đồng ý
đồng ý
1 Tự kỷ là do cha mẹ, gia đình
thiếu chăm sóc, lơ là, thiếu tình 3,0 31,1 34,2 31,7 1,05 0,87 thương*
2 Cha mẹ lớn tuổi sinh con có
3,1 39,6 30,5 26,8 1,81 0,87 nguy cơ tự kỷ cao
3 Chích vắc xin là nguyên nhân
64,6 21,4 7,3 6,7 2,44 0,89 gây nên tự kỷ*
4 Một số thuốc điều trị trong thời
gian mang thai như axit valrpoic 23,8 46,9 19,5 9,8 1,15 0,90 và thalidomide có nguy cơ tự kỷ
5 Bất thường về Gen, yếu tố sinh
học di truyền là nguyên nhân 18,9 42,1 16,5 22,6 1,43 1,04 gây tự kỷ
6 Thói quen ăn uống, nguồn thực
46,9 33,5 10,4 9,2 2,18 0,95 phẩm là nguyên nhân tự kỷ*
7 Những tổn thương não trước ,
trong quá trình mang thai, sau 16,5 31,7 33,5 18,3 1,54 0,97 khi sinh là nguy cơ của tự kỷ
8 Xem nhiều tivi, điện thoại máy
3,0 14,6 53,7 28,7 0,92 0,74 tính là nguyên nhân mắc tự kỷ*
9 Tự kỷ do các nguyên nhân tâm
62,8 25,6 4,9 6,7 2,45 0,87 linh*
Chung 1,67 0,25
Kết quả bảng 3.14 cho thấy GVMN cũng có hiểu biết khá rõ về nguyên nhân của RLPTK (ĐTB 1,67). Trong đó, đa số các giáo viên đều không cho rằng“tự kỷ
do các nguyên nhân tâm linh” là nguyên nhân RLPTK (ĐTB 2,45); tuy vậy GVMN