Nhận thức của giáo viên mầm non về rối loạn phổ tự kỷ của trẻ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ nhận thức của giáo viên mầm non về rối loạn phổ tự kỷ của trẻ tại thành phố thủ đức, thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 33)

1.4.1. Khái niệm nhận thức của giáo viên mầm non về rối loạn phổ tự kỷ của trẻ

Từ lý luận về nhận thức, về GVMN và RLPTK đã trình bày ở trên, tôi đưa ra khái niệm nhận thức của GVMN về RLPTK:

“Nhận thức của giáo viên mầm non về rối loạn phổ tự kỷ của trẻ là sự tiếp thu

và phản ánh hiểu biết RLPTK của giáo viên mầm non, từ đó GVMN có những suy nghĩ, thái độ, cảm xúc và hành vi về RLPTK của trẻ mà cụ thể về các biểu hiện về: khái niệm RLPTK, dấu hiệu báo động đỏ RLPTK, đặc điểm, nguyên nhân và can thiệp RLPTK”.

Từ đó, nhận thức của GVMN về RLPTK được trình bày là hiểu biết của giáo viên về: (1) khái niệm RLPTK, (2) dấu hiệu báo động đỏ RLPTK, (3) đặc điểm RLPTK, (4) nguyên nhân RLPTK và (5) can thiệp RLPTK.

1.4.2. Các biểu hiện nhận thức của giáo viên mầm non về rối loạn phổ tự kỷ

Dựa trên cơ sở lý luận về nhận thức và lý luận về RLPTK, nghiên cứu này xác định các nội dung khảo sát nhận thức của GVMN cụ thể về các biểu hiện như sau: 1.4.2.1. Nhận thức của giáo viên mầm non về khái niệm rối loạn phổ tự kỷ

Các biểu hiện nhận thứ về khái niệm RLTPK bao gồm: RLPTK là rối loạn phát triển liên quan đến nguyên nhân thần kinh, sinh học và di truyền của trẻ trước trong và sau khi sanh; RLPTK xuất hiện trước 3 tuổi và tác động mạnh mẽ đến cá nhân trẻ thể hiện qua giao tiếp và hành vi rập khuôn định hình;

Tỷ lệ nam mắc RLPTK nhiều hơn nữ, tần suất lưu hành từ 1-2%; nguyên tắc điều trị cơ bản là điều trị đa ngành tập trung vào giáo dục đặc biệt và các can thiệp chuyên sâu vào vấn đề của trẻ dựa trên bằng chứng. RLPTK không thể chữa trị hết hoàn toàn nhưng can thiệp sớm và phù hợp có thể giúp trẻ độc lập, sống hòa nhập với xã hội tốt hơn.

1.4.2.2. Nhận thức của giáo viên mầm non về dấu hiệu báo động đỏ rối loạn phổ tự kỷ

Nhận thức về các dấu hiệu báo động đỏ về nguy cơ tự kỷ là các biểu hiện về

các mốc phát triển của trẻ cụ thể là 9 tháng trẻ chưa cười lớn và chưa bập bẹ; 12 tháng không dùng ngón trỏ để chỉ cái mình muốn; 16 tháng chưa nói từ đơn và 24 tháng không nói từ đôi hoặc mất đi các kỹ năng phát triển mà trẻ đã có trước đó. 1.4.2.3. Nhận thức của giáo viên mầm non về đặc điểm rối loạn phổ tự kỷ

Biểu hiện nhận thức về đặc điểm RLPTK bao gồm các đặc điểm về giao tiếp xã hội như chậm phát triển ngôn ngữ, nói nhại lời; kém ngôn ngữ không lời và cử chỉ giáo tiếp, kém nhận dạng và thể hiện cảm xúc; kém kỹ năng chơi giả vờ, không có khả năng đồng cảm; sở thích, hành động, thói quen và hành vi lặp đi lặp lại; về tư duy ghi nhận trẻ tự kỷ thường chậm phát triển; khả năng suy đoán và khát quát hóa kém; các vấn đề về cơ thể (đường tiêu hóa, tiết niêu, các vấn đề về ăn uống) và sự tập trung chú ý thường kèm theo tình trạng tự kỷ.

1.4.2.4. Nhận thức của giáo viên mầm non về nguyên nhân của rối loạn phổ tự kỷ Biểu hiện nhận thức về nguyên nhân tự kỷ : Hầu hết các nguyên nhân được chấp nhận là đa yếu tố; hiện nay chưa có một nguyên nhân duy nhất kết luận được RLPTK. Nguyên nhân của RLPTK căn cứ vào các nghiên cứu về môi trường và yếu tố sinh học trước, trong và sau khi sanh; các yếu tố thần kinh, nhiễm trùng sơ sinh, các yếu tố nguy cơ của mẹ mang thai là những yếu tố góp phần tăng nguy cơ phát triển RLPTK.

1.4.2.5. Nhận thức của giáo viên mầm non về can thiệp rối loạn phổ tự kỷ

(1) Nguyên tắc can thiệp tự kỷ là can thiệp đa ngành dựa trên bằng chứng; can thiệp tập trung vào sự khác biệt của mỗi trẻ cũng như đẩy mạnh tối đa nguồn lực từ gia đình; phát hiện sớm có vai trò quan trọng cho việc can thiệp sớm.

(2) Các biện pháp can thiệp: TEACCH (Điều trị và giáo dục cho trẻ tự kỷ và khiếm khuyết giao tiếp), ABA ( Phân tích hành vi ứng dụng), các can thiệp tập trung vào vấn đề: trao đổi hình ảnh (PECS), giao tiếp thay thế(AAC), âm ngữ trị

liệu, hoạt động trị liệu, tâm vận động, kỹ năng xã hội (Social Skills),..

1.4.3. Mức độ biểu hiện nhận thức của giáo viên mầm non về rối loạn phổ tự kỷ

Mức độ nhận thức về RLPTK của GVNMN được chia thành 4 mức độ nhận thức khác nhau từ thấp đến cao, cụ thể là:

Mức độ Ý nghĩa

Mức độ nhận thức Giáo viên được nghe tới nhưng hầu như không biết tới tự kỷ. Mức độ hiểu biết chỉ dừng lại ở việc thu thập thông tin (kiểu thấp

thông tin lựa chọn như là có/không).

Mức độ nhận thức Có hiểu biết một chút về vấn đề được hỏi. Ở mức độ này, giáo viên có thể tường thuật lại những hiểu biết của mình cho trung bình

người khác chi tiết về tự kỷ

Có hiểu biết khá rõ về vấn đề được hỏi. Từ mức độ này, hiểu Mức độ nhận thức biết của giáo viên thể hiện mức độ cao hơn các mức độ trước.

khá Hiểu biết còn thể hiện qua hành vi, giáo viên có thể chỉ dẫn lại những hiểu biết của mình cho người khác.

Mức độ nhận thức tốt

Có hiểu biết rất rõ về vấn đề được hỏi. Mức độ cao nhất là giáo viên có thể thực hành thuần thục những hiểu biết của mình trong công việc, có thể đánh giá được người khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ nhận thức của giáo viên mầm non về rối loạn phổ tự kỷ của trẻ tại thành phố thủ đức, thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w