phổ tự kỷ
1.5.1. Trình độ đào tạo
Trình độ đào tạo ảnh hưởng đến sự hiểu biết về tự kỷ. Trong kết quả nghiên cứu cụ thể trên GVMN về nhận thức về RLPTK tại Yemen của nhóm tác giả Taresh và cộng sự (2019) cho thấy học vấn có mức độ ảnh hưởng tới nhận thức của giáo viên mầm non. Cụ thể là giáo viên có trình độ trung học phổ thông có điểm trung bình hiểu biết về nhận thức thấp hơn những giáo viên có bằng cấp về giáo dục[55].
1.5.2. Kinh nghiệm của giáo viên
Kinh nghiệm là yếu tố tiếp theo ảnh hưởng tới nhận thức của giáo viên về tự kỷ. Một nghiên cứu đã tiến hành đánh giá có hệ thống về nhận thức của giáo viên về RLPTK cho thấy[28] kinh nghiệm tiếp xúc với những trẻ em RLPTK có ý nghĩa cho nhận thức của họ. Vì vậy, giáo viên đang làm việc thường là người biết nhiều hơn về RLPTK hơn là những giáo viên dự bị. Tại Hàn Quốc, các giáo viên giáo dục đặc biệt chuẩn bị dạy chính thức yêu cầu phải hoàn thành khóa đào tạo nhận thức có thực hành về tự kỷ. Trải nghiệm thực tế và các dịp tình nguyện là những cơ chế quan trọng để các giáo viên áp dụng nhận thức của mình. Một nghiên cứu khác với các giáo viên Hy Lạp cho thấy kinh nghiệm làm việc với trẻ RLPTK cải thiện nhận thức của họ trong việc quản lý học sinh mắc RLPTK. Sự khác biệt về kinh nghiệm có tác động tới nhận thức về tự kỷ cũng được đề cập trong các kết quả nghiên cứu khác nhau. Taresh và cộng sự (2019), cho thấy những giáo viên có hơn 10 năm kinh nghiệm lại có nhận thức về tự kỷ thấp hơn những giáo viên có từ 5-10 năm kinh nghiệm bởi vì những giáo viên này vẫn giữ nguyên quan điểm của họ từ thời kỳ học đại học. Các giáo viên ít kinh nghiệm hơn sẵn sàng tìm hiểu thêm về bất kỳ vấn đề nào của trẻ tự kỷ.
1.5.3. Được đào tạo về tự kỷ
Được đào tạo cũng là một trong những yếu tố then chốt ảnh hưởng tới hiểu biết về tự kỷ. Nghiên cứu đề tài thạc sĩ của tác giả Samatha J. Drusch (2015) cho thấy có sự khác biệt giữa các giáo viên đã được đào tạo cho thấy điểm số nhận thức cao hơn các giáo viên chưa được đào tạo.
1.5.4. Niềm tin của giáo viên
Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng mới được tìm hiểu ở những năm gần đây. Một nghiên cứu về “mô hình kiến thức, niềm tin, kỹ năng phát hiện và tính
hiệu quả bản thân trong việc xác định RLPTK ở GVMN” của nhóm tác giả Taresh
và cộng sự (2020) cho rằng “niềm tin đóng vai trò quan trọng trong việc xác định
hành vi và tổ chức thông tin và kiến thức”[54]. Nghiên cứu này sử dụng mô hình
niềm tin sức khỏe (HBM) gợi ý rằng niềm tin của một người về mối đe dọa cá nhân, cùng với niềm tin của một người về hậu quả của hành vi, sẽ dự đoán người này áp dụng hành vi đó. Nhiều nghiên cứu khác phát hiện giáo viên có niềm tin giáo dục trước khi trở thành giáo viên chính thức là điều cần thiết, bởi vì các niềm tin này tác động tới thành tích và nội dung giảng dạy, mô tả nhiệm vụ và giám sát khả năng hiểu biết của giáo viên
Có một số tác giả tuyên bố rằng những niềm tin là“một phần trong nhận thức
tổng hợp của một cá nhân”. Một nghiên cứu đề xuất một giả thuyết thú vị rằng
“niềm tin ảnh hưởng đến những gì giáo viên nói bên ngoài lớp học, hành vi của họ
trong lớp học là kết quả của niềm tin được đo lường bằng kinh nghiệm. Ngoài ra, kiến thức của họ thể hiện nỗ lực của họ trong việc hiểu được những trải nghiệm của mình”[46].
Như vậy những yếu tố về trình độ, kinh nghiệm, niềm tin, được đào tạo về kiến thức,… của giáo viên là những yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức của giáo viên về RLPTK.
Tiểu kết chương 1
Nội dung chương một là hệ thống hóa và xây dựng khung lý luận của đề tài bao gồm nhận thức và mức độ nhận thức; khái niệm GVMN, vai trò và phẩm chất
của GVMN; lý luận về RLPTK bao gồm khái niệm RLPTK, nguyên nhân, đặc điểm và can thiệp RLPTK; Trong đó khái niệm chính của đề tài:
“Nhận thức của giáo viên mầm non về rối loạn phổ tự kỷ của trẻ là sự tiếp thu
và phản ánh hiểu biết RLPTK của giáo viên mầm non, từ đó GVMN có những suy nghĩ, thái độ, cảm xúc và hành vi về RLPTK của trẻ mà cụ thể về các biểu hiện về: khái niệm RLPTK, dấu hiệu báo động đỏ RLPTK, đặc điểm, nguyên nhân và can thiệp RLPTK”.
Ngoài ra, nội dung của chương 1 còn phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về RLPTK ở GVMN có thể kể đến như trình độ đào tạo, kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ mầm non của giáo viên, kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ, hoặc có được đào tạo về RLPTK.
Những nội dung lý luận này sẽ làm cơ sở cho nghiên cứu thực trạng mức độ biểu hiện của GVMN và các yếu tố ảnh hưởng ở chương 2 và chương 3 của đề tài.
Chương 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU