Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu gắn với việc thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu dưới dạng số trên cơ sở thu được từ bên ngoài. Thường được kiểm định và các giả thuyết khoa học được suy diễn từ các giả thuyết đã có (theo mối quan hệ nhân quả) mà trong đó các biến số nghiên cứu sẽ được lượng hóa cụ thể. Các mô hình toán và các
24
công cụ thống kê sẽ được sử dụng cho việc mô tả, dự đoán và giải thích các hiện tượng. Tiến trình thông thường của nghiên cứu định lượng bao gồm việc xác định tổng thể nghiên cứu và mẫu điều tra, thiết kế bảng câu hỏi, phân tích dữ liệu, tiến hành điều tra và thu thập bảng hỏi, phân tích dữ liệu, trình bày kết quả nghiên cứu. Cách tiếp cận định lượng cũng là cách tiếp cận tốt nhất cho việc kiểm định một lý thuyết khoa học.
Nghiên cứu định tính là cách tiếp cận trong đó nghiên cứu viên tìm hiểu hành vi, động cơ,... của các đối tượng nghiên cứu thông qua việc thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu. Phân tích, so sánh những điểm tương đồng và khác biệt để từ đó bổ sung đưa ra hình thành bảng câu hỏi chính thức. [14]
Qua các đặc điểm trên cùng với tiêu chí của đề tài: “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thông tin (Zoom) trong việc học trực tuyến của sinh viên tại các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội”, nhóm chúng tôi lựa chọn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để thực hiện nghiên cứu đề tài trên. Dữ liệu sẽ không bị sai lệch theo hướng chủ quan vì nhóm thực hiện nghiên cứu sẽ quan sát hiện tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiến hành theo hai bước: Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ.
Bước 2: Nghiên cứu chính thức bằng định lượng. Dữ liệu nghiên cứu:
Dữ liệu thứ cấp: Nhóm đã tìm tài liệu từ các trang tạp chí điện tử, các luận văn, luận án và một số nguồn khác trên Internet ở cả trong và ngoài nước, phục vụ cho phần viết tổng quan và một số khái niệm cơ bản.
Dữ liệu sơ cấp: Nhóm đã điều tra để thu thập thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thông tin (Zoom) trong việc học trực tuyến của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Đối tượng phỏng vấn là các sinh viên của các trường Đại học tại Hà Nội. Nhóm đã tiến hành thiết kế bảng khảo sát sử dụng thang đo định danh để thu thập một số thông tin cá nhân và thang đo khoảng để đo các mức độ. Sau đó nhóm sẽ nhập dữ liệu đã thu thập được vào SPSS để tiến hành thống kê mô tả và phân tích dữ liệu.
3.3. Thiết kế nghiên cứu
25
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thông tin (Zoom) trong việc học trực tuyến của sinh viên tại các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng điều tra: sinh viên các trường Đại học ở Hà Nội. Địa điểm: Các trường Đại học ở Hà Nội.
Thời gian: 10/03/2022 đến 05/04/2022.
Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đang học tại các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
★ Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu là khâu quan trọng quyết định chất lượng kết quả nghiên cứu. Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu những đặc tính của tổng thể (đám đông) cần nghiên cứu.
Chọn mẫu và sai số: trong nghiên cứu định lượng sử dụng kỹ thuật nghiên cứu chọn mẫu, nhà khoa học thường mắc phải hai loại sai số là sai số do chọn mẫu và sai số không do chọn mẫu.
Sai số do chọn mẫu là sai số xảy ra do chọn mẫu để thu thập dữ liệu.
Sai số không do chọn mẫu là sai số do phát sinh trong quá trình thu thập và xử lý dữ liệu như người điều tra không thể giải thích được đúng ý nghĩa các câu hỏi, người trả lời không điền bảng hỏi nghiêm túc, hiệu chỉnh dữ liệu sai lệch, nhập dữ liệu bị thiếu sót,...
Quy trình chọn mẫu: gồm 5 bước
26
Hinh 4. Quy trình chọn mẫu trong nghiên cứu
(Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học - GS.TS Đinh Văn Sơn, NXB Thống Kê 2015)
Đối với đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thông tin (Zoom) trong việc học trực tuyến của sinh viên tại các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội ”
Tổng thể nghiên cứu: khoảng 800.000 sinh viên Khung mẫu:
● Tổng thể nghiên cứu: khoảng 300 sinh viên
● Phần tử: sinh viên chính quy của các Trường Đại học tại Hà Nội
● Tuổi từ: 18-22
● Giới tính: nam/ nữ/ khác ● Năm học: từ năm 1 đến năm 4 ● Xếp loại học tập: A, B, C, D, F
● Ngành học: tất cả các ngành đào tạo tại các Trường
27
Kích thước mẫu:
Đối với cuộc điều tra, thăm dò thông thường kích thước mẫu được xác định chuẩn mực như sau:
Kích thước mẫu tối thiểu là 30 (n>=30)
Xác định cỡ mẫu để ước lượng trung bình tổng thể:
Z α S x Công thức: e = 2 √n Trong đó: e: mức độ chính xác n: cỡ mẫu
Zα2: giá trị của biến phân phối chuẩn hóa ở mức ý nghĩa α α: mức ý nghĩa
Sx: độ lệch chuẩn của mẫu
Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên.
Lấy đủ 200 phiếu khảo sát theo đúng yêu cầu mà nhóm đã đề ra. Mẫu được lấy dựa trên sự tiện lợi và khả năng tiếp cận đối tượng điều tra ở những nơi người điều tra dễ dàng gặp đối tượng.