3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
1.1.1.1. Khái niệm hợpđồng trong hoạtđộng thương mại
Hàng hóa xuất hiện dẫn đến nhu cầu tất yếu của việc trao đổi sản phẩm giữa các chủ thể và tiền tệ ra đời đóng vai trò làm thước đo giá trị của hàng hóa, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền tài sản của các chủ thể khi các chủ thể thiết lập các mối quan hệ đáp ứng nhu cầu kinh doanh, tiêu dùng. Việc thiết lập các mối quan hệ đó được thông qua bởi ý chí của các chủ thể. Trong Bộ Tư bản (toàn tập), C. Mác đã viết “Tự chúng, hàng hóa không thể đi tới thị trường và trao đổi với nhau được. Muốn cho những vật đó quan hệ như những hàng hóa thì những người giữ hàng hóa phải đối xử với nhau như những người mà ý chí nằm trong vật đó…mối quan hệ ý chí đó mà hình thức của nó là bản giao kèo dù có được củng cố thêm bằng pháp luật hay không cũng vậy – mối quan hệ ý chí phản ánh mối quan hệ kinh tế”4. Sự tự do thỏa thuận của các chủ thể ở đây được gọi là “bản giao kèo” và khi kinh tế hàng hóa, xã hội ngày càng phát triển, thì “bản giao kèo” được gọi là hợp đồng. Như vậy, sự hình thành và phát triển của nền kinh tế hàng hóa kéo theo sự ra đời và phát triển của hợp đồng.
Khái niệm hợp đồng được pháp luật của nhiều quốc gia quy định. Ở CHLB Đức, khái niệm hợp đồng được thể hiện thông qua khái niệm nghĩa vụ. Trên cơ sở nghĩa vụ người có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện một hành vi nhất định. Thực hiện hành vi có thể bao gồm cả việc không thực hiện hành vi5. Trong khoa học pháp lý ở Singapore, hợp đồng được hiểu là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ ràng buộc các bên theo pháp luật6. Ở Việt Nam, khái niệm hợp đồng được được đưa ra trong BLDS qua các thời kỳ.
Như vậy, hợp đồng xét cho cùng là một loại giao ước luôn chứa đựng sự tự do ý chí và thống nhất ý chí của các chủ thể.
Ở Việt Nam, hợp đồng trong hoạt động thương mại là một dạng của hợp đồng nói chung. Thuật ngữ “hợp đồng trong hoạt động thương mại” được nhắc đến khá nhiều trong lĩnh vực thương mại. Do sự phát triển của hoạt động thương mại và tính chất đặc thù của lĩnh vực này so với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, việc phân biệt hợp đồng trong hoạt động thương mại với các loại hợp đồng khác, đặc biệt là hợp đồng dân sự được đặt ra trong hệ thống pháp luật của một số quốc gia trên
4C.Mac và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Tập 6.
5Vũ Thị Lan Anh (2011), “Chế định hợp đồng theo pháp luật Cộng hòa liên bang Đức”, Tạp chí Luật học, số 6, Đặc san tháng 9, Tr.90.
giới. Tuy nhiên, ở các quốc gia khác nhau, quan niệm về hợp đồng trong hoạt động thương mại cũng có sự khác biệt tương đối.
Bộ luật Thương mại của một số quốc gia như Pháp, Đức, Nhật Bản…không đưa ra khái niệm cụ thể về hợp đồng trong hoạt động thương mại mà chỉ đưa ra khái niệm về hành vi thương mại, cũng như các tiêu chí để phân biệt hành vi thương mại với hành vi dân sự. Trong khi đó, pháp luật của Anh, Mỹ, Hà Lan…không có sự phân biệt giữa hành vi thương mại và hành vi dân sự, vì vậy cũng không có khái niệm hợp đồng trong hoạt động thương mại. Dù không đưa ra khái niệm cụ thể hợp đồng trong hoạt động thương mại, nhưng điều đó không có nghĩa là pháp luật của các quốc gia này không có những quy định về/liên quan hợp đồng trong hoạt động thương mại; thí dụ ở Anh có Luật Bảo vệ Người tiêu dùng (1987); Luật về các điều kiện bất công bằng của hợp đồng (1977). Ở Mỹ, việc quy định những vấn đề liên quan đến hợp đồng trong hoạt động thương mại được quy định tại Bộ luật Thương mại Hoa Kỳ (UCC), cụ thể là các điều khoản liên quan đến vấn đề giao kết hợp đồng, các biện pháp đảm bảo, các biện pháp chuyển quyền sở hữu, thanh toán7…
Ở Việt Nam, quan niệm về hợp đồng trong hoạt động thương mại cũng có sự khác nhau trong các giai đoạn lập pháp. Tại thời điểm Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (1989) và Pháp lệnh hợp đồng dân sự (1991) có hiệu lực, hợp đồng đã được phân loại thành hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế. Các quan hệ hợp đồng dân sự của các chủ thể trong hợp đồng dân sự được điều chỉnh bởi Pháp lệnh hợp đồng dân sự (1991). Với việc BLDS (1995) được ban hành, quan hệ dân sự được điều chỉnh bởi văn bản quy phạm pháp luật này. Quan hệ hợp đồng kinh tế của các chủ thể thamgia hợp đồng kinh tế được điều chỉnh bởi Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (1989). Như vậy, trong giai đoạn này, ở Việt Nam có sự phân biệt hai loại hợp đồng là hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế.
Khái niệm hợp đồng kinh tế cũng được quy định cụ thể, nhằm phân biệt với quan hệ dân sự. Nhìn chung, hợp đồng kinh tế được ký kết bởi pháp nhân với pháp nhân hoặc với cá nhân có đăng ký kinh doanh gắn với mục đích kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận. Việc đưa ra quy định cụ thể về khái niệm và các tiêu chí để phân biệt hai loại hợp đồng nói trên có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ ra loại quan hệ hợp đồng nào sẽ chịu sự điều chỉnh của loại văn bản pháp luật nào. Đây là cơ sở pháp lý rõ ràng cho các chủ thể tham gia hợp đồng, các cơ quan nhà nước áp dụng các quy định pháp luật trong việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên trong giao kết, thực hiện hợp đồng, trong giải quyết tranh chấp khi các bên có hành vi vi phạm hợp đồng. Nhưng điều này cũng gây ra khó khăn cho các chủ thể, khi trong một số quan hệ xã hội, khó phân biệt được quan hệ hợp đồng dân sự với quan hệ hợp đồng kinh tế.
BLDS (2005) được ban hành đã xác đinh hợp đồng được ký kết giữa các chủ thể kinh doanh nhằm thu lợi nhuận hay được ký kết giữa các chủ thể khác nhằm mục đích sinh hoạt, tiêu dùng đều được gọi chung là hợp đồng dân sự và chịu sự điều chỉnh chung của BLDS (2005). Tuy vậy, trên thực tế lại phát sinh một số loại hợp đồng đặc thù, như: hợp đồng mua bán doanh nghiệp, hợp đồng nhượng
7TS. Vũ Thị Lan Anh (2008), “Hợp đồng thương mại và pháp luật về hợp đồng thương mại của một số nước trên thế giới”, Tạp chí Luật học, số 11, Tr.3 - 4
quyền thương mại…Vì vậy, ngoài sự điều chỉnh của BLDS đối với hợp đồng nói chung, cần phải có những quy định mang tính đặc thù của hợp đồng thương mại. LTM (2005) được thi hành để điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong hoạt động thương mại cũng không đưa ra khái niệm hợp đồng trong hoạt động thương mại mà chỉ đưa ra khái niệm về hoạt động thương mại.
BLDS (2015) cũng không có sự phân biệt, chia tách về tên gọi của các loại hợp đồng trong đời sống xã hội, cụm từ ‘hợp đồng dân sự” bằng cụm từ “hợp đồng” nói chung; theo đó “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”
Về bản chất, hợp đồng trong hoạt động thương mại là một loại của hợp đồng, phát sinh trong hoạt động thương mại của các chủ thể kinh doanh. Dựa trên cơ sở khái niệm hợp đồng nói chung và khái niệm hoạt động thương mại, ta có thể đưa ra định nghĩa hợp đồng trong hoạt động thương mại như sau: “Hợp đồng trong hoạtđộng thương mại là sự thỏa thuận giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với các chủ thể khác (không phải là thương nhân) nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại”.
Khái niệm hợp đồng trong hoạt động thương mại nói trên không được pháp luật quy định, chỉ có ý nghĩa về mặt thực tiễn nhằm chỉ ra những hợp đồng đặc thù phát sinh trong hoạt động thương mại, có mục đích thu lợi nhuận của các chủ thể. Vì vậy, nếu hợp đồng trong hoạt động thương mại không có quy định riêng trong LTM (2005) thì chịu sự điều chỉnh bởi các quy định chung của BLDS (2015).