Phân loại hợpđồng trong hoạtđộng thương mại

Một phần của tài liệu Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại theo quy định pháp luật Việt Nam. (Trang 42 - 43)

3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

1.1.1.3. Phân loại hợpđồng trong hoạtđộng thương mại

Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại hợp đồng trong hoạt động thương mại, thí dụ như căn cứ vào nội dung của hợp đồng, căn cứ vào hình thức của hợp đồng, căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau của hợp đồng v.v... Ngoài ra, dựa trên cơ sở các quy định tại chương 2, 3, 4, 5, 6 của LTM (2005) về các hoạt động thương mại cụ thể, có thể phân loại hợp đồng trong hoạt động thương mại theo các nhóm chính như sau:

Thứ nhất, hợp đồng trong hoạt động thương mại thuộc nhóm mua bán hàng hóa. Loại hợp đồng này thể hiện việc mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các thương nhân hoặc ít nhất một bên là

8Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Thương mại, tập I, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, Tr. 20 - 25

thương nhân. Hợp đồng này cũng mang bản chất của hợp đồng mua bán tài sản được quy định cụ thể tại Chương XVI, Mục 1, của BLDS (2015). Nhóm mua bán hàng hóa này có thể kể đến hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch

Thứ hai, hợp đồng trong hoạt động thương mại thuộc nhóm dịch vụ. Hợp đồng trong nhóm này có đối tượng là các dịch vụ như dịch vụ quảng cáo thương mại, dịch vụ tư vấn pháp lý…được các thương nhân hoặc ít nhất một bên thương nhân lựa chọn, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình nhằm mục đích sinh lời. Hiện nay trong lĩnh vực thương mại tồn tại nhiều loại dịch vụ khác nhau. Vì vậy hợp đồng trong nhóm này cũng khá đa dạng, thí dụ như hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng ủy thác, hợp đồng môi giới, hợp đồng kinh doanh dịch vụ quảng cáo, hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa, hợp đồng cung ứng dịch vụ logistic…

Thứ ba, hợp đồng trong hoạt động thương mại liên quan đến hoạt động đầu tư. Nhóm hợp đồng này được các nhà đầu tư thỏa thuận cùng nhau góp vốn đề thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận và phân chia lợi nhuận. Trong nhóm này, nhà đầu tư có thể ký kết hợp đồng xây dựng, kinh doanh và chuyển giao (BOT); hợp đồng xây dựng và chuyển giao (BT); hợp đồng thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; hợp đồng đối tác công tư (PPP)…Các hợp đồng này đượcđiều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau như LTM, Luật Đầu tư, LDN và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành đang có hiệu lực.

Thứ tư, hợp đồng trong hoạt động thương mại liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Sự phát triển và sáng tạo không ngừng của con người tạo ra nhiều sản phẩm trí tuệ như tác phẩm văn học, nghệ thuật, các phần mềm máy tính, nhãn hiệu hàng hóa, giải pháp hữu ích… Ngoài việc được pháp luật bảo hộ trong thực tế, các sản phẩm trí tuệ này còn có thể được mua bán, trao đổi nhằm mục đích sinh lời. Từ nhu cầu tất yếu này dẫn đến sự hình thành của một số hợp đồng trong lĩnh vực này, như: hợp đồng nhượng quyền sở hữu trí tuệ, hợp đồng sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan, hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu sáng chế…Nhóm hợp đồng trong lĩnh vực này vừa được điều chỉnh bởi LTM, vừa được điều chỉnh bởi Luật Đầu tư và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành đang có hiệu lực.

Việc phân loại hợp đồng trong hoạt động thương mại thành các nhóm có liên quan như trên chỉ mang tính chất tương đối bởi hoạt động thương mại được thực hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Một phần của tài liệu Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại theo quy định pháp luật Việt Nam. (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w