3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
2.2.2. Điều khoản thỏa thuận không trái đạo đức xã hội
Đạo đức xã hội là “những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng” (Điều 128 BLDS 2005). Theo BLDS (2015), khái niệm đạo đức xã hội có sự thay đổi nhỏ so với BLDS trước đó, cụ thể là: “đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng” (Điều 123). Trước đây, nội dung của hợp đồng không trái với đạo đức xã hội được ghi nhận tại Điều 131, Khoản 2; Điều 395, Khoản 1, BLDS (1995) và Điều 4, BLDS (2005). Hiện nay, vấn đề này lại tiếp tục được quy định tại Điều 3, Khoản 2, BLDS (2015), theo đó “cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận
60 “Bản án số: 47/2020/KDTM – PT về “v/v tranh chấp hợp đồng dịch vụ môi giới bất động sản” của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng”
không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”. Ngoài ra, Điều 122, Khoản 1, Điểm b, BLDS (2015) cũng quy định: “mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”. Tương tự với điều cấm của pháp luật, pháp luật hiện hành xác định đạo đức xã hội là một trong những yếu tố của việc giới hạn tự do hợp đồng. Tuy nhiên, đạo đức xã hội khác với điều cấm của pháp luật ở chỗ, điều cấm của luật được luật quy định, còn đạo đức xã hội thì không được pháp luật quy định; đạo đức tồn tại trong xã hội. Trong lĩnh vực thương mại, đạo đức xã hội được thể hiện dưới những khía cạnh như sau:
- Thứ nhất là sự trung thực trong kinh doanh. Điều này thể hiện khía cạnh nhân cách đạo đức của các chủ thể, thể hiện sự ngay thẳng, thật thà, không dối trá, giả dối, gian lận của các chủ thể.
- Thứ hai là sự thiện chí trong kinh doanh. Sự thiện chí thể hiện thái độ hợp tác, giúp đỡ nhau giữa các bên chủ thể trong quá trình xác lập và thực hiện hợp đồng trong hoạt động thương mại. Bên cạnh việc quan tâm đến quyền lợi ích hợp pháp của bản thân, còn phải quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác và Nhà nước, xã hội.
- Thứ ba là có hay không việc hưởng lợi trên sự đau khổ của người khác. Các chủ thể khi hợp tác kinh doanh có thể gặp phải những rủi ro trong kinh doanh và những rủi ro này có thể gây ra thiệt hại ít hay nhiều cho mỗi chủ thể. Tuy việc, việc một bên lợi dụng điều này để hưởng lợi, mang lại lợi ích cho mình mà không quan tâm đến khó khăn, vất vả của chủ thể khác thì cũng là một vấn đề liên quan đến khía cạnh đạo đức.
Đạo đức xã hội trong hoạt động thương mại có thể được thể hiện ở các phương diện trên. Tuy nhiên việc xác định thỏa thuận trái với đạo đức xã hội thì không thể tìm kiếm trong quy định của luật giống như điều cấm của pháp luật mà phải dựa vào “chuẩn mực ứng xử chung được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng”. Điều này là một trong những khó khăn đối với Tòa án, bởi “không thể thống kê được đầy đủ một cách có hệ thống các nội dung, đặc tính của khái niệm đạo đức xã hội”61. Hơn nữa, quan điểm về giá trị đạo đức xã hội ở mỗi vùng miền, mỗi thời điểm, mỗi giai đoạn cũng khác nhau. NCS cho rằng, rất khó để xây dựng được những “chuẩn mực ứng xử chung” và thống nhất để có thể dựa vào đó giải quyết
61 Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên) (2014), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr.176
các vụ việc cụ thể. Điều này phụ thuộc vào quan điểm xét xử của các thẩm phán ở Tòa án.
Thực tiễn cho thấy, hợp đồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu do nội dung trái với đạo đức xã hội là không phổ biến. Tuy nhiên, giải quyết các tranh chấp liên quan đến đạo đức xã hội lại phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan, cũng như quan điểm xét xử của mỗi cấp Tòa án. Chính điều này đã tạo ra sự không thống nhất trong việc giải quyết các vụ việc phát sinh. Có thể nêu ra thí dụ sau: Công ty Chailease (bị đơn) ký hợp đồng cho thuê tài chính số B.0811228801 với Công ty Sao đỏ (nguyên đơn). Sau đó, hai bên có tranh chấp thương mại. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Tòa án nhận thấy: trước khi ký hợp đồng cho thuê tài chính, phía bị đơn hiểu rất rõ về hoàn cảnh của nguyên đơn là đang gặp khó khăn về tài chính. Điều này khiến nguyên đơn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán 5 rơ-mooc với công ty Chien You Việt Nam. Nguyên đơn đã tìm đến bị đơn để đàm phán, ký kết hợp đồng cho thuê tài chính nhằm giúp nguyên đơn giải quyết bế tắc về tài chính. Trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử nhận định: mặc dù không có chứng cứ để khẳng định nguyên đơn ép buộc bị đơn ký kết hợp đồng cho thuê, nhưng vì quá khó khăn về tài chính và không có cách nào khác, nên nguyên đơn phải chấp nhận bất lợi từ việc ký kết hợp đồng nêu trên. Tòa án cho rằng có đủ cơ sở để xác định hợp đồng cho thuê tài chính giữa các bên là trái với đạo đức xã hội. Việc giao kết hợp đồng đã không bảo đảm sự tương thân, tương ái, không phát huy giá trị đạo đức cao đẹp của người Việt để hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong kinh doanh, cùng phát triển và cùng thu lợi nhuận. Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã ra Bản án số 60/2014/KDTM-PT ngày 3/10/2014. Theo Bản án, hợp đồng cho thuê tài chính giữa các bên không những trái pháp luật mà còn trái với đạo đức xã hội62. Nhưng khi vụ án được giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm ngày 12/3/2018, Tòa án ở cấp giám đốc thẩm lại cho rằng mục đích và nội dung của hợp đồng cho thuê tài chính B. 081228801 là không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Nội dung của hợp đồng đảm bảo tuân thủ quy định tại Điều 17, Khoản 1, Nghị định số 16/2001/NĐ-CP, điểm 27 Thông tư số 06/2006/TT-NHNN ngày 12/5/2005, điểm 10.2, phần 1, Thông tư số 05/2006/TT-NHNN ngày 25/7/2006 của
62 “Bản án số: 60/2014/KDTM – PT về “v/v giải quyết tranh chấp hợp đồng cho thuê tài chính” của Tòa án Nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh” được đăng tải trên sách chuyên khảo của Đỗ Văn Đại (2018),
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cho thuê tài chính và dịch vụ ủy thác cho thuê tài chính theo quy định tại Nghị định số 16/2001/NĐ- CP; Nghị định số 65/2005/NĐ-CP và Nghị định số 95/2008/NĐ- CP. Hợp đồng này được đảm bảo bằng hình thức thế chấp tài sản, ký cược và bảo lãnh theo quy định tại Điều 318, BLDS (2015); Điều 23, Khoản 6, Nghị định số 16/2001/NĐ-CP và Điều 30 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm63. Vì vậy, Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 60/2014/KDTM-PT ngày 3/10/2014 bị hủy, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh để xét xử lại theo quy định của pháp luật. Như vậy, cùng nội dung một vụ việc xảy ra nhưng kết quả xét xử ở hai cấp (phúc thẩm và giám đốc thẩm) lại khác nhau. Việc xét xử của Tòa án ở cấp phúc thẩm cho thấy hợp đồng cho thuê tài chính của hai bên có vi phạm đạo đức xã hội; còn Tòa án xét xử ở cấp giám đốc thẩm thì cho rằng hợp đồng không có vi phạm đạo đức xã hội. Qua thực tiễn xét xử của Tòa án có thể thấy đạo đức xã hội không được quy định cụ thể giống như điều cấm của pháp luật thật sự là một khó khăn và thách thức lớn cho công tác xét xử của Tòa án.
2.2.3. Điều khoản thỏa thuận về đối tượng của hợp đồng.
Đối tượng của hợp đồng là một trong các điều khoản cơ bản của hợp đồng. Mỗi hợp đồng có đối tượng hợp đồng nhất định và phải tuân theo quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này. Hàng hóa, dịch vụ là đối tượng của hợp đồng khi không thuộc trường hợp bị cấm kinh doanh hoặc bị hạn chế kinh doanh. Phần lớn đối tượng của hợp đồng trong hoạt động thương mại tương tự như đối tượng của hợp đồng dân sự, bao gồm hàng hóa (tài sản) hoặc dịch vụ (công việc). Tuy nhiên, đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản có phạm vi rộng hơn đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa. Điều 431, BLDS (2015) quy định “tài sản được quy định tại Bộ luật này đều có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán. Trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc hạn chế chuyển nhượng thì tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phải phù hợp với các quy định đó” và tài sản bao gồm “vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” (Điều 105, BLDS 2015). Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định cụ thể tại Điều 3, Khoản 2, LTM (2005) bao gồm “tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình
63“Quyết định giám đốc thẩm số: 01/2008/KDTM – GĐT về “v/v giải quyết tranh chấp hợp đồng cho thuê tài chính” của Hội đồng Thẩm phấn Tòa án Nhân dân Tối cao”
thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất”. Như vậy, đối tượng của hợp đồng mua bán là động sản và những vật gắn liền với đất đai. Ngoài ra, trong lĩnh vực thương mại còn có đối tượng hợp đồng tương đối đặc biệt chưa từng được biết đến trong hợp đồng dân sự trước đây bởi đối tượng của những loại hợp đồng này không phải là hàng hóa, dịch vụ mà là hoạt động mang tính tổ chức để hình thành nên các doanh nghiệp hoặc để thực hiện hoạt động thương mại, ví dụ như hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC), hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng PPP)64… Ngày nay, hoạt động thương mại phát triển đã làm xuất hiện nhiều loại hàng hóa, dịch vụ trong xã hội. Những hàng hóa, dịch vụ đó có thể trở thành đối tượng mà các chủ thể đem ra mua bán, trao đổi bằng hợp đồng. Tuy nhiên, không phải mọi hàng hóa, dịch vụ đều có thể trở thành đối tượng của hợp đồng. Pháp luật hiện hành đưa ra những quy định cụ thể nhằm kiểm soát đối tượng của hợp đồng vì lợi ích của các chủ thể và vì lợi ích chung của cộng đồng. Trước đây, quy định về hàng hóa, dịch vụ trong nhiều văn bản pháp lý khác nhau như LTM (2005), Luật Đầu tư (2014), Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12-6-2006 về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện….Các quy định này đã bộc lộ những hạn chế, tồn tại như có sự mâu thuẫn chồng chéo giữa các văn bản pháp lý, quy định liên quan đến hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh không còn phù hợp với quyền tự do kinh doanh của các chủ thể… Đến nay, Luật Đầu tư (2020) bước đầu thống nhất quy định hàng hóa, dịch vụ thông qua những ngành, nghề kinh doanh cụ thể. Hiện nay, căn cứ vào LTM (2005), BLDS (2015), LDN (2020), Luật Đầu tư (2020) và các văn bản pháp lý khác có liên quan, giới hạn tự do hợp đồng liên quan đến hàng hóa, dịch vụ là đối tượng của hợp đồng được thể hiện như sau:
Thứ nhất, hàng hóa, dịch vụ không thể trở thành đối tượng của hợp đồng khi hàng hóa, dịch vụ đó bị cấm kinh doanh. Nhóm hàng hóa, dịch vụ này được quy định cụ thể tại Điều 6 Luật Đầu tư (2020) và Điều 10, Nghị định số 31/2021/NĐ - CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
64Nguyễn Viết Tý, Nguyễn Thị Dung (chủ biên) (2017), Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam, Tập 2, NXB Tư pháp, Hà Nội, Tr. 13
điều của Luật Đầu tư, bao gồm các chất ma túy được quy định tại Phụ lục I của Luật này; các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này; mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này; mua bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người, hoạt động liên quan đến sinh sản vô tính trên người; pháo nổ; hoạt động mại dâm và dịch vụ đòi nợ. Quy định này không cho phép các chủ thể được tự do trao đổi và mua bán các loại hàng hóa nêu trên bởi những tác hại, những hệ lụy xấu mà hàng hóa, dịch vụ đó có thể gây ra cho con người, nền kinh tế, xã hội và môi trường. So với trước đây, một số hàng hóa, dịch vụ được bổ sung vào danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh hiện nay là kinh doanh bào thai người, kinh doanh pháo nổ và dịch vụ đòi nợ. Một số hàng hóa, dịch vụ cũng được loại trừ khỏi danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm dinh doanh như buôn bán phụ nữ, trẻ em; kinh doanh các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan….Tuy nhiên, việc loại bỏ một số hàng hóa, dịch vụ khỏi danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh không có nghĩa là các chủ thể hợp đồng có quyền được lựa chọn hàng hóa, dịch vụ này để kinh doanh bởi việc thực hiện các hành vi kinh doanh với hàng hóa, dịch vụ đó là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định của các văn bản pháp luật khác như Bộ luật hình sự (2015); Luật Xuất bản (2012)… Việc quy định một số loại hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh ở Việt Nam hiện nay có sự tương đồng với quy định của một số quốc gia khác, thí dụ việc kinh doanh mại dâm còn bị cấm ở Lào, Myanmar và Brunei65. Đây là một số quốc gia cấm kinh doanh mại dâm một cách triệt để. Việc cấm kinh doanh ma túy cũng được thể hiện rõ trong pháp luật của các quốc gia trên thế giới do tác hại của ma túy mang lại cho con người, cho nền kinh tế. Việc cấm kinh doanh ma túy còn được thể hiện trong các công ước quốc tế (thí dụ Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961; Công ước Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần năm 1988). Quy định về việc cấm mua, bán người ở Việt Nam hiện nay cũng tương thích với quy định của một số quốc gia và công ước quốc tế (thí dụ Công ước ASEAN về phòng,
65https://tuoitre.vn Trần Ngọc Long, “Đông Nam Á cấm, mại dâm vẫn hoành hành”, Báo Tuổi trẻ online, truy cập ngày 30/4/2021
chống buôn bán người; Nghị định thư về việc ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của Liên hợp quốc…). Quy định của pháp luật hiện hành về các hàng hóa, dịch vụ này được ghi nhận tương đối cụ thể, chi tiết, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người, bảo vệ môi trường sống và lợi ích chung của cộng đồng. Do sự phát triển của kinh tế - xã hội và quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, một số hàng hóa, dịch vụ được bổ sung thêm vào danh mục hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh,