Quyết định cấp tín dụng chính là việc xem xét, phê duyệt thông qua một hạn mức tín dụng, một khoản tín dụng cụ thể cho khách hàng. Thông thường, trong mỗi quan hệ cấp tín dụng giữa ngân hàng thương mại với khách hàng, nếu chỉ nói "ngân hàng cấp tín dụng" thì rất chung chung và mang tính phổ biến, tuy nhiên, cá nhân hay tổ chức nào cụ thể nhân danh ngân hàng thương mại để quyết định cấp tín dụng thì chưa được nêu rõ ràng.
Theo đó, pháp luật quy định đối với các hợp đồng có giá trị trên 20% vốn điều lệ của ngân hàng thương mại hoặc một tỷ lệ thấp hơn đối với người có liên quan theo Điều 59 khoản 2 điểm Luật Tổ chức tín dụng 2010 thuộc về trách nhiệm của Đại hội cổ đông hoặc Đại hội thành viên hoặc chủ sở hữu (tùy theo tính chất sở hữu của ngân hàng thương mại). Như vậy, hợp đồng có giá trị lớn nêu trên có thể là hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh ngân hàng, một hợp đồng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp sơ cấp hoặc các hình thức cấp tín dụng khác. Tuy nhiên, các hình thức cấp tín dụng khác như phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, chiết khẩu các giấy tờ có giá do mục đích, thời gian sử dụng khoản tín dụng nên thường không đặt ra trách nhiệm quyết định phê duyệt tín dụng này cho đại hội cổ động hay chủ sở hữu của ngân hàng. Hình thức xin ý
kiến phê duyệt tín dụng trong trường hợp này có thể thực hiện theo hình thức biểu quyết hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
Đối với các khoản tín dụng dưới giới hạn dành cho chủ sở hữu, Điều 63 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định Hội đồng quản trị quyết định cấp tín dụng đối với trường hợp vượt quá giới hạn tín dụng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và thông qua các hợp đồng với các công ty con, công ty liên kết, với các thành viên có liên quan. Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản hướng dẫn về cấp tín dụng hiện hành chỉ quy định trách nhiệm quyết định