Hợp đồng cấp tín dụng luôn đề cập đến khách hàng, lượng tín dụng được cấp, phương thức chuyển giao, thời hạn, lãi suất hay phí, việc hoàn trả, giám sát sau khi cấp tín dụng, xử lý nợ... Một cách khái quát nhất, nhóm xin trình bày những nội dung cơ bản được quy định trong từng loại hợp đồng theo nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng:
- Nghiệp vụ cho vay: Trong hợp đồng tín dụng cho vay, thông thường sẽ có các điều khoản về thỏa thuận số tiền vay, thời gian vay, phương thức cho vay và thực hiện điều khoản cho vay, điều khoản sử dụng vốn, điều khoản trả nợ. Ngoài ra còn có các quy định về lãi suất tín dụng. Nội dung các quy định này được quy định trong Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng.
- Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng: Nội dung thỏa thuận cấp bảo lãnh thường bao gồm: Các quy định pháp luật áp dụng; Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh; Nghĩa vụ được bảo lãnh; Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh; Hình thức phát hành cam kết bảo lãnh: Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; Quyền và nghĩa vụ của các bên; Phí bảo lãnh; Thỏa thuận về bắt buộc nhận nợ trả thay, lãi suất áp dụng đối với số tiền trả thay và nghĩa vụ, thời hạn hoàn trả nợ khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; Số hiệu, ngày ký, hiệu lực của thỏa thuận; Giải quyết tranh chấp phát sinh.
- Nghiệp vụ cấp tín dụng thông qua thẻ tín dụng: Thông tư 19/2016/TT- NHNN đã dành riêng một Điều (Điều 13) để quy định về hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ. Trong đó quy định các nội dung tối thiểu của hợp đồng và theo đó, các ngân hàng là tổ chức phát hành thẻ cần phải rà soát, ban hành lại Mẫu hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ tín dụng để đáp ứng tuân thủ theo quy định của Thông tư 19/2016/TT-NHNN. Việc ràng buộc trong nội dung hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ tín dụng phải có các nội dung tối thiểu này nhằm bảo đảm
quyền lợi cho các chủ thẻ, hạn chế quyền định đoạt của các ngân hàng, nhằm bảo đảm hơn quyền tự do thỏa thuận của các bên trong quá trình xác lập quan bộ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
- Nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu: Theo Điều 12 Thông tư 04/2013/TT-NHNN, hợp đồng chiết khấu bao gồm các nội dung chính sau: Tên, địa chỉ của TCTD, chi nhánh ngân hàng thực hiện hoạt động chiết khấu; tên, địa chỉ của khách hàng, số chứng minh thư nhân dân hộ chiều/ mã số thuế của khách hàng, các thông tin chính của công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác được chiết khấu; giá chiết khấu; mục đích sử dụng số tiền chiết khấu; đồng tiền chiết khấu; thời hạn chiết khấu; lãi suất chiết khấu và các chi phí liên quan; quyền và nghĩa vụ của các bên; các trường hợp chấm dứt hợp đồng chiến khấu trước thời hạn; xử lý vi phạm hợp đồng các nội dung khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
- Nghiệp vụ bao thanh toán: Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ban hành quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng có quy định một số nội dung chính, cơ bản của một hợp đồng bao thanh toán bao gồm: Tên, địa chỉ, điện thoại, fax... của các bản kỷ hợp đồng bao thanh toán: Giá trị các khoản phải thu được bao thanh toán, quyền và lợi ích liên quan đến khoản phải thu theo hợp đồng mua, bán hàng; Lãi và phí bao thanh toán; Giá mua, bán khoản phải thu: được xác định trên cơ sở giá trị khoản phải thu sau khi trừ đi lãi và phi bao thanh toán; Số tiền ứng trước và phương thức thanh toán; Thông báo về việc bao thanh toán cho bên mua hàng và các bên có liên quan: Hình thức bảo đảm cho đơn vị bao thanh toán truy đòi lại số tiền đã ứng trước, giá trị tài sản làm bảo đảm; Thời hạn hiệu lực của hợp đồng bao thanh toán; Quyền và nghĩa vụ của các bên; Phương thức chuyển giao hợp đồng mua, bán hàng, chứng từ bán hàng, quyền, lợi ích và các giấy tờ liên quan đến khoản phải thu được bao thanh toán; Quy định về việc truy đòi của đơn vị bao thanh toán; Giải quyết tranh chấp phát sinh và các thỏa thuận khác.