Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh đối vớ

Một phần của tài liệu Tiểu luận tổng quan về tín dụng ngân hàng (luật tài chính) (Trang 43 - 46)

với các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng

Đối với hoạt động cho vay

Thứ nhất, cần quy định cụ thể về điều kiện cho vay nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc xem xét, ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng của các ngân hàng, đồng thời đảm bảo cơ sở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hoạt động thanh tra, giám sát đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

Thứ hai, nhằm tạo sự ổn định tâm lý cho các chủ thể có liên quan trong hoạt động cho vay, đặc biệt là các ngân hàng khi mà hoạt động cho vay là hoạt động chính của các ngân hàng, pháp luật điều chỉnh hoạt động này cần sớm được bổ sung, hoàn thiện một cách đồng bộ với các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, quy định pháp luật của Bộ luật dân sự năm 2015. Bên cạnh đó, pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay của ngân hàng cũng cần bổ sung các quy định về quản trị nội bộ đối với hoạt động cho vay tạo cơ sở pháp lý đảm bảo an toàn cho hoạt động của các ngân hàng trên thực tế.

Thứ ba là, thống nhất các quy định về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng trong một văn bản duy nhất, thay vì nhiều văn bản sửa đổi, bổ sung như hiện nay.

Đối với hoạt động bảo lãnh ngân hàng

Căn cứ những tồn tại, hạn chế của các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo lãnh ngân hàng, nhóm có đề xuất điều chỉnh một số quy định pháp luật như sau:

Thứ nhất, cần bổ sung quy định về trách nhiệm của ngân hàng về công khai thời hạn thẩm định hồ sơ, bảng phí dịch vụ bảo lãnh để khách hàng có thể tham khảo, đàm phán khi ký kết hợp đồng thỏa thuận cấp bảo lãnh. Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng là mối quan hệ giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ nên được xây dựng hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng. Pháp luật cần bổ sung quy định về việc tổ chức tín dụng (trong đó có ngân hàng thương mại) phải nhập thông tin phát hành bảo lãnh trên hệ thống thông tin nội bộ của mình và cho phép khách hàng, bên có liên quan được truy cập, khai thác thông tin về những cam kết bảo lãnh ngân hàng được phát sinh.

Thứ hai, cần quy định rõ các chủ thể (đặc biệt là "bên có liên quan") tham gia quan hệ hợp đồng thỏa thuận cấp bảo lãnh và làm sáng tỏ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ cấp bảo lãnh. Ngoài ra, xem xét việc xây dựng cơ chế pháp lý riêng biệt để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng do mang tính đặc thù, cần thực hiện theo hướng rút gọn các trình tự, thủ tục so với thủ tục tố tụng thông thường nhằm rút gọn thời gian giải quyết tranh chấp nhưng vẫn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.

Đối với hoạt động phát hành thẻ tín dụng

Xuất phát từ thực tế hiện nay: Thông tư 19/2016/TT-NHNN về hoạt động thẻ ngân hàng quy định áp dụng đối với toàn bộ các loại thẻ ngân hàng, không

có một quy chế riêng đối với hoạt động phát hành thẻ tín dụng. Trong khi, thị trường thẻ tín dụng có những đặc thù khác biệt so với các loại thẻ ngân hàng hàng khác. Chính vì vậy, NHNN cần xem xét ban hành một văn bản quy định riêng về phát hành, sử dụng, thanh toàn thẻ tín dụng.

Đối với hoạt động chiết khấu

Thứ nhất, các quy định pháp luật hiện hành quy định rất chung chung về quy trình thực hiện hoạt động chiết khấu. Vì vậy, cần quy định rõ các bước trong hoạt động chiết khấu của ngân hàng bao gồm: nộp hồ sơ, thẩm định hồ sơ, quyết định chiết khấu, thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng và ký kết hợp đồng chiết khấu, chuyển nhượng quyền sở hữu hối phiếu cho ngân hàng.

Thứ hai, cần quy định rõ điều kiện mà khách hàng phải thỏa mãn khi tham gia vào giao dịch chiết khấu tại ngân hàng.

Thứ ba, các quy định pháp luật hiện hành chưa đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia quan hệ chiết khấu. Chiết khấu được thực hiện trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên, tuy nhiên nhà nước lại quá “bao cấp" đối với ngân hàng vì vậy sự tự do ý chí của các bên bị "bóp méo" và không bảo vệ được quyền lợi của khách hàng. Khách hàng cũng có thể bị rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên, nếu ngân hàng không thu hồi được số tiền trên công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khi đến hạn thì khách hàng lại có nghĩa vụ hoàn trả khoản nợ này. Điều này là hoàn toàn vô lý, trái với bản chất của chiết khẩu là mua bán, chuyển nhượng quyền sở hữu. Do đó, cần có những quy định mới nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia quan hệ chiết khấu.

Đối với hoạt động bao thanh toán

Cần sửa đổi quy định về việc không thừa nhận dịch vụ bao thanh toán nếu không có sự chấp nhận bằng văn bản của khách hàng (người mua) về việc chấp nhận trả nợ theo phương thức bao thanh toán. Trên thực tế các người mua lớn

thường không thích phiền hà nền họ ít hợp tác. Điều này đã gây không ít khó khăn cho ngân hàng và doanh nghiệp khi thực hiện dịch vụ này.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tổng quan về tín dụng ngân hàng (luật tài chính) (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w