gia quan hệ cấp tín dụng của ngân hàng.
Với Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản pháp luật có liên quan, pháp luật đã ghi nhận một cách chi tiết các loại chủ thể tham gia hoạt động
cấp tín dụng cũng như các điều kiện đi kèm với mỗi chủ thể theo từng hình thức cấp tín dụng, cụ thể:
Đối với nghiệp vụ cho vay, khoản 2 Điều 2 Quyết định 1627/2001/QĐ- NHNN bên đi vay được xác định là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, không phải tổ chức, cá nhân nào cũng có thể trở thành bên vay trong quan hệ với ngân hàng. Theo quy định tại Điều 7 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, để được ngân hàng xem xét và quyết định cho vay, tổ chức, cá nhân đi vay phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định. Các điều kiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, khách hàng vay vốn phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Thứ hai, khách hàng vay vốn phải có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp khi có nhu cầu vay vốn của ngân hàng, khách hàng phải đưa ra mục đích sử dụng khoản tiền vay và chỉ khi mục đích đó hợp pháp – nghĩa là khoản vay đó được phục vụ cho những hoạt động mà pháp luật không cẩm thì khách hàng mới được xem xét và quyết định cho vay. Thứ ba, khách hàng phải có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong hạn cam kết.
Đối với nghiệp vụ chiết khẩu. Do nghiệp vụ chiết khẩu cụ thể là chiết khẩu hối phiếu là một hình thức cấp tín dụng và luôn chứa đựng sự rủi ro nên khi thực hiện nghiệp vụ này đối với khách hàng, Ngân hàng thường đòi hỏi khách hàng xin chiết khẩu phải thỏa mãn những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật và những quy định, quy chế hoạt động chiết khấu của ngân hàng. Thông thường điều kiện đối với khách hàng xin chiết khấu là: Phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
Hối phiếu xin chiết khẩu phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật như: còn thời hạn thanh toán, thuộc sở hữu hợp pháp của bên xin chiết khấu, không phải là hối phiếu giả và có khả năng chuyển nhượng: được phát hành hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước phát hành hoặc tập quán thương mại quốc tế phù hợp với pháp luật Việt Nam; thuộc quyền thụ hưởng hợp pháp của khách hàng, không có tranh chấp, không sử dụng để cầm cố, bảo đảm cho nghĩa vụ khác; trên hối phiếu không ghi cụm từ "Không được chuyển nhượng", “Cẩm chuyển nhượng", "Không trả theo lệnh" hoặc cụm từ có ý nghĩa tương tự và còn nguyên vẹn, không tẩy xóa, sửa chữa. Có thể nói, chủ thể được chiết khấu theo quy định của pháp luật rất đa dạng, tuy nhiên phải thỏa mãn các điều kiện nhất định.
Đối với nghiệp vụ bao thanh toán. Bên được bao thanh toán là bên bán hàng có các khoản phải thu phát sinh, đã được thỏa thuận theo hợp đồng mua bán hàng hóa với bên mua. Pháp luật Việt Nam quy định chỉ có các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và được thụ hưởng các khoản phải thu phát sinh tử việc bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận giữa bên bán hàng và bên mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ tại hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Đối với nghiệp vụ bảo lãnh: Khi có nhu cầu bảo lãnh, việc xác định điều kiện được đặt ra đối với bản thân khách hàng và đối với chính khoản cần bảo lãnh. Đối với bên được bảo lãnh, ngoài việc có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ, cần phải có đủ tín nhiệm trong quan hệ tín dụng và quan hệ bảo lãnh tại thời điểm cung cấp bảo lãnh. Điều kiện này thường được xác định thông qua các thông tin: không còn nợ xấu tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào, không còn nợ cần được xử lý bằng dự phòng rủi ro tại ngân hàng cấp bảo lãnh, không nằm trong danh sách có dấu hiệu rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố. Không chỉ vậy, các ngân hàng thương mại hiện nay còn quy định, trong trường hợp bên được bảo lãnh có nợ quá hạn (mà chưa nằm trong diện nợ xấu) thì việc
xem xét quyết định thuộc về thẩm quyền của cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng cao nhất. Hồ sơ khách hàng phải chứng minh được khách hàng có khả năng trả lại đầy đủ toàn bộ giá trị khoản mà ngân hàng thương mại đã thực hiện thay cho khách hàng.
Đối với khoản cần được bảo lãnh, ngân hàng thương mại thường yêu cầu đó phải là một nghĩa vụ tài chính hợp pháp của bên được bảo lãnh. Đây cũng là quy định nhằm loại trừ và phòng ngừa cho những đề nghị bảo lãnh nhưng bản chất là hoạt động rửa tiền hay tài trợ khủng bố.
Đối với nghiệp vụ cấp tín dụng thông qua việc mở và sử dụng thẻ tín dụng: Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN, chủ thể là cá nhân hoặc tổ chức được tổ chức phát hành thẻ, cung cấp thẻ để sử dụng, bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ. Tuy nhiên, để được tổ chức phát hành thẻ cung cấp thẻ tín dụng, chủ thể này phải đáp ứng các điều kiện được xác định bởi các quy định pháp luật và quy định nội bộ của các tổ chức phát hành thẻ tín dụng.
- Chủ thẻ chính là cá nhân trực tiếp tham gia quan hệ phát hành thẻ tín dụng với ngân hàng phải đáp ứng điều kiện đầu tiên là cá nhân này phải từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Bên cạnh đó, để được ngân hàng xem xét và cấp tín dụng qua phát hành thẻ tín dụng, chủ thẻ chính là cá nhân còn phải đáp ứng các điều kiện khác tại Điều 126 Luật các TCTD năm 2010 và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước trong cấp tín dụng nói chung.
- Đối với cá nhân là chủ thẻ phụ, theo Thông tư 19/2016/TT-NHNN, chủ thẻ phụ là cá nhân được sử dụng thẻ tín dụng bao gồm: i) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật. ii) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự được người đại diện theo pháp luật của người đó đồng ý bằng văn bản về việc sử dụng thẻ.
- Chủ thẻ là các tổ chức. Tổ chức là chủ thẻ chính phải là tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm: pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân. Đây là điều kiện nhằm đảm bảo năng lực chủ thể của tổ chức khi tham gia quan hệ phát hành thẻ tín dụng với ngân hàng, đó là khả năng xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quá trình phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Ngoài điều kiện trên, tổ chức là chủ thể còn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện giống như các điều kiện đối với cá nhân, tức là tổ chức này không thuộc đối tượng không được cấp tín dụng theo quy định và phải sử dụng tiền vay đúng mục đích, có khả năng tài chính bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật.