Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ nảy mầm hạt Cốp lá bắc thon

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ SINH THÁI VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CỐP HOA TRẮNG (Trang 44 - 46)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ nảy mầm hạt Cốp lá bắc thon

Giá thể ươm hạt là hỗn hợp vật liệu giúp tạo môi trường thuận lợi cho sự nảy mầm, là chỗ bám vững chắc cho sự hình thành rễ cây. Giá thể gieo hạt ảnh hưởng nhiều đến quá trình nảy mầm của hạt. Tùy từng loại hạt khác nhau mà chọn giá thể gieo hạt khác nhau cho phù hợp. Các giá thể thường dùng để gieo hạt gồm có giấy thấm, than bùn hạt, cát, mica, xốp… Tác giả đã chọn các giá thể cát, xơ dừa, tro trấu để thực hiện thăm dò vì những giá thể này dễ tìm kiếm, giá cả vừa phải, vườn ươm mà tác giả thực hiện khóa luận chủ yếu dùng những loại giá thể này.

Tác giả đã tiến hành thu thập số liệu về ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ nảy mầm của hạt Cốp lá bắc thon và tổng hợp được kết quả ở bảng 4.1 như sau.

Bảng 4.1: Bảng tổng hợp KQ về tỷ lệ nảy mầm của hạt Cốp lá bắc thon

STT Nghiệm thức Tỷ lệ nảy mầm (%) Trung bình (%) Lặp 1 Lặp 2 Lặp 3 1 A1 90,00 93,33 86,67 90,00 2 A2 96,67 93,33 90,00 93,33 3 A3 96,67 100 100 98,89 4 A4 93,33 96,67 96,67 95,56

Từ bảng 4.1 tổng hợp kết quả cho thấy tỷ lệ nảy mầm của hạt Cốp lá bắc thon có sự khác nhau giữa các giá thể gieo ươm hạt. Tỷ lệ nảy mầm cao nhất là nghiệm thức A3 (giá thể 50% Xơ dừa + 50% Tro trấu) với 98,89%. Nghiệm thức A1 (giá thể cát) là nghiệm thức có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất là 90%.

Để kiểm tra sự khác nhau giữa các nghiệm thức có ý nghĩa về mặt thống kê hay không, tác giả đã tiến hành phân tích Anova và thu được kết quả ở bảng 4.2.

30

Bảng 4.2: Kết quả phân tích Anova ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ nảy mầm của hạt

STT Nguồn biến động Tổng bình phương Độ tự do Trung bình bình phương F tính P 1 Nghiệm thức 125,96 3 41,99 5,67 0,0222 2 Ngẫu nhiên 59,25 8 7,41 3 Tổng 185,22 11

Kết quả phân tích Anova ở bảng trên cho thấy PNT = 0,0222 < 0,05 (với độ tin cậy 95%) thấy rằng sự khác biệt về tỷ lệ nảy mầm của hạt Cốp lá bắc thon giữa các nghiệm thức là có ý nghĩa về mặt thống kê, có nghĩa là giữa các giá thể khác nhau thì tỷ lệ nảy mầm là khác nhau và sự khác biệt này là do nhân tố giá thể gây ra.

Để đánh giá sự khác biệt giữa các cặp nghiệm thức, tác giả đã tiến hành phân hạng theo LSD và thu được kết quả ở bảng 4.3.

Bảng 4.3: Kết quả trắc phân hạng LSD ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ nảy mầm

STT Nghiệm thức Số lần đếm Trung bình (%) Nhóm

1 A3 3 98,89 A

2 A4 3 95,56 AB

3 A2 3 93,33 BC

4 A1 3 90,00 C

Qua bảng phân hạng LSD cho thấy tỷ lệ nảy mầm (%) của hạt Cốp lá bắc thon giữa các giá thể Cát, Xơ dừa, 50% Xơ dừa + 50% Tro trấu, Tro trấu được chia thành 3 nhóm: nhóm A gồm các NT A3 – A4, nhóm B gồm các NT A4 – A2, nhóm C gồm các NT A2 – A1. Có sự khác nhau giữa các cặp nghiệm thức A1 – A3, A1 – A4 và A2 – A3. Các NT thuộc nhóm độc lập gồm A3 – A1 nên sự khác biệt giữa cặp NT thuộc hai nhóm này là có ý nghĩa về mặt thống kê, hay sự khác biệt của cặp nghiệm thức này là do giá thể gây nên. Nghiệm thức A2 – A4 thuộc nghiệm thức trung gian giữa A và B, giữa B và C nên sự khác biệt giữa các cặp NT không do nhân tố thí nghiệm gây nên mà là do sai số. Vì vậy, để tỷ lệ nảy mầm của cây Cốp lá bắp thon là lớn nhất thì nên dùng giá thể 50% Xơ dừa + 50% Tro trấu.

31

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ SINH THÁI VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CỐP HOA TRẮNG (Trang 44 - 46)