KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.3.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến đường kính gốc của cây
Ánh sáng có vai trò quan trọng cho thực vật nói chung và cho cây con trong vườn ươm nói riêng. Tuy nhiên, không phải giai đoạn nào cây cũng cần ánh sáng giống nhau và cây con có xu hướng ưa bóng lúc nhỏ. Vậy nên, trong quá trình gieo ươm, việc xác định được nhu cầu ánh sáng của cây con để có dàn che phù hợp với giai đoạn sinh trưởng là cần thiết. Mặt khác, mỗi loài cây khác nhau cần tỷ lệ che bóng khác nhau. Do đó, cần xác định tỷ lệ che bóng phù hợp với cây Cốp lá bắc thon trong giai đoạn vườn ươm để cây sinh trưởng tốt nhất.
Khi muốn đánh giá về sự sinh trưởng của cây con trong vườn ươm thì có nhiều chỉ tiêu như đường kính gốc, chiều cao vút ngọn, sự hóa gỗ của thân, sinh khối khô, sinh khối tươi, số lượng lá trên cây, hàm lượng diệp lục trong lá. Tuy nhiên, có những chỉ tiêu khi muốn đánh giá được cần phải có máy móc hiện đại như hàm lượng diệp lục, hay có nhưng chỉ tiêu cần có dụng cụ như lò sấy như sinh khối khô…Trong giới hạn của khóa luận, tác giả dùng các chỉ tiêu đường kính gốc, chiều cao vút ngọn, số
34
cặp lá trên cây. Vì những chỉ tiêu này dễ dàng đo đếm và dễ thực hiện và độ chính xác tương đối cao.
Tác giả đã tiến hành thu thập số liệu và thu được kết quả ở bảng 4.8 về ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến sinh trưởng của cây Cốp lá bắc thon như sau.
Bảng 4.8: Bảng tổng hợp kết quả về đường kính gốc
STT Nghiệm thức D00 (mm) Trung bình (mm) Lặp 1 Lặp 2 Lặp 3 1 C0 5,63 6,40 5,87 5,97 2 C1 3,67 5,60 3,97 4,41 3 C2 4,37 5,23 4,67 4,76 4 C3 3,23 4,43 3,47 3,71
Từ bảng kết quả 4.8 cho thấy đường kính gốc trung bình của cây Cốp lá bắc thon khi tăng dần tỷ lệ che bóng từ 0% đến 75% có sự khác nhau, đường kính gốc có xu hướng giảm tương ứng là 5,97 mm, 4,41 mm, 4,76 mm, 3,71 mm. Nghiệm thức đối chứng có đường kính gốc trung bình lớn hơn đường kính gốc trung bình của nghiệm thức xử lý. Nghiệm thức C0 với tỷ lệ che bóng 0% có đường kính gốc lớn nhất. Nghiệm thức C3 với tỷ lệ che bóng 75% có đường kính gốc nhỏ nhất.
Để kiểm tra sự khác nhau của các nghiệm thức có ý nghĩa về mặt thống kê hay không, tác giả đã tiến hành phân tích Anova ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến đường kính gốc của cây Cốp lá bắc thon. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.9.
Bảng 4.9: KQ phân tích Anova ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến đường kính gốc
STT Nguồn biến động Tổng bình phương Độ tự do Trung bình bình phương F tính P 1 Nghiệm thức 8,01 3 2,67 5,84 0,0205 2 Ngẫu nhiên 3,66 8 0,46 3 Tổng 11,66 11
Từ bảng kết quả phân tích Anova ở bảng 4.9 cho thấy PNT = 0,0205 < 0,05 (độ tin cậy 95%) nên sự khác biệt giữa các nghiệm thức của cây Cốp lá bắc thon có ý
35
nghĩa về mặt thống kê. Nghĩa là sự khác biệt về đường kính gốc do ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng gây nên.
Tác giả tiến hành phân hạng LSD để phân tích sự khác biệt giữa các cặp nghiệm thức, kết quả được thể hiện ở bảng 4.10.
Bảng 4.10: KQ trắc nghiệm phân hạng LSD ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến đường
kính gốc STT Nghiệm thức Số lần đếm Trung bình (mm) Nhóm 1 C0 3 5,97 A 2 C2 3 4,76 AB 3 C1 3 4,41 B 4 C3 3 3,71 B
Bảng kết quả phân hạng LSD cho thấy các nghiệm thức được chia thành hai nhóm: nhóm A gồm nghiệm thức C0 – C2, nhóm B gồm C1 – C2 – C3. Nghiệm thức C2 là nhóm trung gian giữa nhóm A và B nên sự khác biệt giữa các cặp nghiệm thức này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Nghiệm thức C0 – C1 – C3 thuộc hai nhóm độc lập A và B nên có sự khác biệt giữa cặp nghiệm thức này. Nghiệm thức C0 với tỷ lệ che bóng 0% sẽ cho đường kính gốc là lớn nhất, nghiệm thức C3 với tỷ lệ che bóng 75% sẽ cho đường kính gốc là nhỏ nhất.
Từ đó cho thấy nên sử dụng tỷ lệ che bóng 0% là thích hợp nhất để cây đạt đường kính gốc lớn nhất là 5,97 mm trong giai đoạn vườn ươm ba tháng tuổi.