KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1Kết luận

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ SINH THÁI VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CỐP HOA TRẮNG (Trang 75 - 79)

Sau 3 tháng tiến hành làm thí nghiệm ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái, kích thước hạt đến tỷ lệ nảy mầm và sinh trưởng của cây Cốp lá bắc thon trong giai đoạn vườn ươm 3 tháng, tác giả đã thu thập số liệu, tổng kết và đưa ra được những kết quả sau.

5.1.1Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ nảy mầm

Dưới ảnh hưởng của 4 loại giá thể ươm hạt (Cát, Xơ dừa, Tro trấu, 50% Xơ dừa + 50% Tro trấu) đến tỷ lệ nảy mầm cho thấy: hạt nảy mầm trong 22 ngày, giá thể có tỷ lệ nảy mầm trung bình cao nhất là giá thể 50% Xơ dừa + 50% Tro trấu với tỷ lệ là 98,89%. Tỷ lệ nảy mầm trung bình thấp nhất là giá thể Cát với tỷ lệ là 90%.

Vì vậy, nên sử dụng giá thể 50% Xơ dừa + 50% Tro trấu là thích hợp nhất để hạt cho tỷ lệ nảy mầm là cao nhất.

5.1.2Ảnh hưởng của kích thước hạt đến tỷ lệ nảy mầm

Phân hạt thành 3 loại kích thước (<10 mm, 10 – 14,9 mm, ≥ 15 mm) cho thấy hạt nảy mầm trong 21 ngày, kích thước hạt nhỏ có tỷ lệ nảy mầm cao nhất là 98%, kích thước hạt lớn có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất là 92%.

Vì vậy, nên sử dụng kích thước hạt nhỏ (<10 mm) là thích hợp nhất để hạt cho tỷ lệ nảy mầm là cao nhất.

5.1.3Ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến sinh trưởng của cây

Dưới ảnh hưởng của 4 tỷ lệ che bóng (0%, 25%, 50%, 75%) đến sinh trưởng của cây cho thấy:

(1) Tỷ lệ sống tại các nghiệm thức đều là 100%

61

Đường kính gốc trung bình nhỏ nhất là 3,71 mm ở tỷ lệ che bóng 75%.

(3) Chiều cao vút ngọn trung bình cao nhất ở tỷ lệ che bóng 0% là 28,98 cm. Chiều cao vút ngọn trung bình thấp nhất ở tỷ lệ che bóng 75% là 24,69 cm.

(4) Số cặp lá trung bình nhiều nhất đạt 11 cặp lá ở tỷ lệ che bóng 0%. Số cặp lá trung bình ít nhất ở tỷ lệ che bóng 75% là 9 cặp lá.

(5) Phẩm chất cây chiếm số lượng nhiều nhất là cây sinh trưởng bình thường (B) chiếm 53,06%, cây sinh trưởng vượt trội (A) chiếm 35,28% cây sinh trưởng kém (C) chiếm 11,67%.

Từ những chỉ tiêu trên cho thấy việc không sử dụng dàn che (tỷ lệ che bóng 0%) là thích hợp nhất cho sinh trưởng của cây trong giai đoạn vườn ươm 3 tháng.

5.1.4Ảnh hưởng của kích thước hạt đến sinh trưởng của cây

Dưới ảnh hưởng của 3 loại kích thước (<10 mm, 10 – 14,9 mm, ≥ 15 mm) đến sinh trưởng của cây cho thấy:

(1) Tỷ lệ sống tại các nghiệm thức đều là 100%

(2) Đường kính gốc trung bình lớn nhất ở kích thước hạt nhỏ là 5,32 mm. Đường kính gốc trung bình nhỏ nhất là 4,18 mm ở kích thước hạt lớn.

(3) Chiều cao vút ngọn trung bình cao nhất ở kích thước hạt nhỏ là 28,74 cm. Chiều cao vút ngọn trung bình thấp nhất ở kích thước hạt lớn là 25,32 cm.

(4) Số cặp lá trung bình nhiều nhất đạt 11 cặp lá ở kích thước hạt nhỏ. Số cặp lá trung bình ít nhất ở kích thước hạt lớn là 9 cặp lá.

(5) Phẩm chất cây chiếm số lượng nhiều nhất là cây sinh trưởng bình thường (B) chiếm 51,11%, cây sinh trưởng vượt trội (A) chiếm 41,48% cây sinh trưởng kém (C) chiếm 7,41%.

Từ những chỉ tiêu trên cho thấy việc sử dụng kích thước hạt nhỏ là thích hợp nhất cho sinh trưởng của cây trong giai đoạn vườn ươm 3 tháng.

5.1.5Ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây

Dưới ảnh hưởng của 5 loại thành phần hỗn hợp ruột bầu (50%XD + 50%TT, 29%Đ + 40% XD + 30%TT + 1%VS, 29%Đ + 40% XD + 30%TT + 1%L, 29%Đ + 40% XD + 30%TT + 1%NPK, 27% Đ + 40% XD + 30% TT + 1% VS + 1% L + 1%

62 NPK) đến sinh trưởng của cây cho thấy:

(1) Tỷ lệ sống tại các nghiệm thức đều là 100%

(2) Đường kính gốc trung bình lớn nhất ở thành phần hỗn hợp ruột bầu 27% Đ + 40% XD + 30% TT + 1% VS + 1% L + 1% NPK là 5,84 mm. Đường kính gốc trung bình nhỏ nhất là 4,37 mm ở thành phần hỗn hợp ruột bầu 50%XD + 50%TT.

(3) Chiều cao vút ngọn trung bình cao nhất ở thành phần hỗn hợp ruột bầu 27% Đ + 40% XD + 30% TT + 1% VS + 1% L + 1% NPK là 28,43 cm. Chiều cao vút ngọn trung bình thấp nhất ở thành phần hỗn hợp ruột bầu 50%XD + 50%TT là 23,10 cm.

(4) Số cặp lá trung bình nhiều nhất đạt 12 cặp lá ở thành phần hỗn hợp ruột bầu 27% Đ + 40% XD + 30% TT + 1% VS + 1% L + 1% NPK. Số cặp lá trung bình ít nhất ở thành phần hỗn hợp ruột bầu 50%XD + 50%TT là 9 cặp lá.

(5) Phẩm chất cây chiếm số lượng nhiều nhất là cây sinh trưởng bình thường (B) chiếm 59,11%, cây sinh trưởng vượt trội (A) chiếm 34,22% cây sinh trưởng kém (C) chiếm 6,67%.

Từ những chỉ tiêu trên cho thấy việc sử dụng thành phần hỗn hợp ruột bầu 27% Đ + 40% XD + 30% TT + 1% VS + 1% L + 1% NPK là thích hợp nhất cho sinh trưởng của cây trong giai đoạn vườn ươm 3 tháng.

5.2 Kiến nghị

Tổng hợp từ các kết quả nghiên cứu về cây Cốp lá bắc thon trong giai đoạn vườn ươm 3 tháng, tác giả có những kiến nghị sau:

Nghiên cứu về cây Cốp lá bắc thon trong 3 tháng bị hạn chế về thời gian thực hiện nên tác giả kiến nghị nên thí nghiệm thêm các loại giá thể khác để xác định giá thể phù hợp có tỷ lệ nảy mầm cao hơn, thời gian nảy mầm nhanh hơn. Tiếp theo, tác giả kiến nghị ngoài kích thước hạt tác giả đã phân loại, nên nghiên cứu thêm về hạt đa phôi của cây Cốp lá bắc thon. Bên cạnh đó, tác giả cũng kiến nghị nên tiến hành nghiên cứu tiếp về cây trong giai đoạn 6 tháng, 12 tháng và cho đến khi đem gieo trồng ở các công trình cây xanh để đánh giá sinh trưởng của cây cũng như xác định thời gian phù hợp để cây có thể xuất vườn.

63

Mặt khác, thời gian thực hiện khóa luận hạn chế nên tác giả chỉ nghiên cứu 1 nhân tố. Tác giả kiến nghị các nghiên cứu sau có thể làm 2 nhân tố, 3 nhân tố giúp tìm ra được công thức phù hợp nhất cho từng thí nghiệm giúp cây sinh trưởng tốt nhất trong giai đoạn vườn ươm.

Cuối cùng, trong khuôn khổ của khóa luận chỉ giới hạn trong 3 tháng tác giả chỉ có thể nghiên cứu được ảnh hưởng của giá thể, kích thước hạt đến tỷ lệ nảy mầm, ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng, kích thước hạt, thành phần hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng. Vì vậy, tác giả kiến nghị nên nghiên cứu thêm các nhân tố khác như: phương pháp xử lý hạt, kích thước túi bầu, chế độ tưới nước, các loại phân bón khác…

64

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ SINH THÁI VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CỐP HOA TRẮNG (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)