Ảnh hưởng của kích thước hạt đến phẩm chất của cây

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ SINH THÁI VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CỐP HOA TRẮNG (Trang 62 - 65)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.4.5 Ảnh hưởng của kích thước hạt đến phẩm chất của cây

Cây con sinh trưởng trong giai đoạn vườn ươm đều chịu tác động của môi trường, cây có sức chống chịu tốt sẽ sinh trưởng mạnh, cây có sức chống chịu kém sẽ sinh trưởng chậm, còi cọc, thấp bé. Vì vậy tác giả đã tiến hành thu thập số liệu và kết quả thể hiện ở bảng sau.

Bảng 4.28: Bảng tổng hợp ảnh hưởng của kích thước hạt đến phẩm chất của cây

STT Phẩm chất Phẩm chất (%) Trung bình (%)

Lặp 1 Lặp 2 Lặp 3

1 A 45,56 38,89 40,00 41,48

2 B 44,44 56,67 52,22 51,11

48

Từ kết quả tổng hợp bảng 4.28 cho thấy trong thí nghiệm ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến phẩm chất cây thì cây chiếm đa số là cây có phẩm chất B với 51,11%, số cây phầm chất A là 41,48% và số cây phẩm chất C chiếm ít nhất là 7,41%. Sự khác biệt được thể hiện ở biểu đồ sau đây.

Hình 4.3: Biểu đồ so sánh phẩm chất cây A, B, C ở thì nghiệm 4

Tóm lại, sau 3 tháng tiến hành theo dõi thí nghiệm, thu thập, phân tích số liệu ảnh hưởng của kích thước hạt đến sinh trưởng của cây Cốp lá bắc thon trong giai đoạn vườn ươm với 3 loại kích thước hạt nhỏ (<10 mm), trung bình (10 – 14,9 mm) và lớn (≥ 15 mm) tác giả nhận thấy đối với kích thước hạt nhỏ sẽ cho tỷ lệ sống cao nhất, đường kính gốc, chiều cao vút ngọn, số cặp lá, phẩm chất cây là tốt nhất. Ngoài ra, tác giả còn nhận thấy từ quá trình gieo ươm hạt, thông thường đối với nhiều loài thực vật thì một hạt chỉ có 1 phôi, 1 phôi chỉ mọc lên một cây con, nhưng cây Cốp lá bắc thon là một cây đa phôi và theo quan sát, thu thập số liệu với hạt có kích thước nhỏ thông thường sẽ có 1 phôi, từ 1 phôi sẽ hình thành ra 1 cây con, quá trình hình thành cây con sẽ nhanh hơn, cây con khi sinh trưởng cũng khỏe mạnh hơn, chống chịu tốt hơn. Đối với kích thước hạt trung bình và lớn sẽ có từ 2 – 7 phôi trong một hạt, mỗi một phôi trong hạt sẽ hình thành nên 1 cây con, trong quá trình hình thành cây con có sự cạnh tranh giữa các phôi khiến quá trình hình thành cây con bị chậm

41,48 51,11 7,41 0 10 20 30 40 50 60 A B C

49

lại, phôi có sức cạnh tranh kém sẽ chết phôi, không thể hình thành cây con và những phôi có sức cạnh tranh tốt sẽ hình thành cây con. Bên cạnh đó, trong quá trình sinh trưởng trong giai đoạn vườn ươm 3 tháng tác giả còn nhận thấy đường kính gốc, chiều cao vút ngọn, số cặp lá, phẩm chất cây, sức chống chịu bởi những tác động xung quanh của kích thước hạt trung bình và lớn cũng thấp hơn so với kích thước hạt nhỏ. Vậy nên, việc phân chia kích thước hạt của cây Cốp lá bắc thon là cần thiết đối với sinh trưởng của cây trong giai đoạn vườn ươm ba tháng vì mỗi loại kích thước hạt sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, đường kính gốc, chiều cao vút ngọn, số cặp lá, phẩm chất cây khác nhau. Từ đó, quá trình sản xuất cây con sẽ dễ dàng hơn nếu nhu cầu về cây cần chất lượng cây tốt, khỏe khoắn sẽ chủ yếu dùng kích thước hạt nhỏ và quá trình xuất vườn cũng sẽ nhanh hơn, nếu nhu cầu về số lượng thì có thể sử dụng kích thước hạt trung bình và lớn, nhưng sẽ tốn thời gian chăm sóc cây để cây đạt những tiêu chuẩn nhất định và thời gian xuất vườn có thể sẽ lâu hơn nếu cây con ở kích thước hạt trung bình và lớn sinh trưởng kém. Cuối cùng, thời gian phân loại kích thước hạt có thể tốn thời gian nhưng tạo điều kiện cho quá trình sản xuất cây con có chất lượng, phẩm chất cây tốt diễn ra nhanh hơn, đáp ứng nhu cầu cây con cho các công trình cây xanh, tiết kiệm được thời gian chăm sóc cây con trong giai đoạn vườn ươm, lợi nhuận thu về sẽ nhanh hơn.

50

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ SINH THÁI VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CỐP HOA TRẮNG (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)