Ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu đến chiều cao vút ngọn

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ SINH THÁI VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CỐP HOA TRẮNG (Trang 68 - 70)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.5.3 Ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu đến chiều cao vút ngọn

Dinh dưỡng trong bầu không chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng về đường kính gốc mà còn ảnh hưởng đến chiều cao vút ngọn. Tuy nhiên, mỗi một chế độ dinh dưỡng khác nhau thì sinh trưởng của cây về đường kính là khác nhau, về chiều cao cũng khác nhau, chế độ dinh dưỡng này có thể giúp cho sinh trưởng về đường kính là tốt nhưng chưa hẳn giúp cho sinh trưởng chiều cao là tốt và ngược lại. Vì vậy, tác giả đã dùng chiều cao vút ngọn làm chỉ tiêu để đánh giá và thu thập, tổng hợp kết quả ở bảng sau.

Bảng 4.33: Bảng tổng hợp kết quả ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu đến

chiều cao vút ngọn STT Nghiệm thức Hvn (cm) Trung bình (cm) Lặp 1 Lặp 2 Lặp 3 1 H0 22,57 23,33 23,40 23,10 2 H1 24,00 25,87 25,97 25,28 3 H2 26,40 25,70 24,20 25,43 4 H3 26,47 27,40 27,40 27,09 5 H4 27,60 29,23 28,47 28,43

Qua kết quả từ bảng 4.33 cho thấy chiều cao vút ngọn trung bình giữa các nghiệm thức có sự khác nhau. Trong đó, nghiệm thức đối chứng H0 có chiều cao vút ngọn trung bình thấp hơn cả chiều cao vút ngọn trung bình của các nghiệm thức xử lý. Nghiệm thức H0 (thành phần hỗn hợp ruột bầu 50% XD + 50% TT) có chiều cao vút ngọn thấp nhất là 23,10 cm. Nghiệm thức H4 (thành phần hỗn hợp ruột bầu 27%

54

Đ + 40% XD + 30% TT + 1% VS + 1% L + 1% NPK) có chiều cao vút ngọn cao nhất 28,43 cm.

Để kiểm tra sự khác biệt giữa các nghiệm thức có ý nghĩa về mặt thống kê hay không tác giả tiếp tục phân tích Anova ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu đến chiều cao cây Cốp lá bắc thon. Kết quả phân tích thể hiện qua bảng sau.

Bảng 4.34: Kết quả phân tích Anova ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu

đến chiều cao vút ngọn STT Nguồn biến động Tổng bình phương Độ tự do Trung bình bình phương F tính P 1 Nghiệm thức 48,81 4 12,20 16,67 0,0002 2 Ngẫu nhiên 7,32 10 0,73 3 Tổng 56,13 14

Từ bảng kết quả phân tích Anova bảng 4.34, cho thấy PNT = 0,0002 < 0,01 (độ tin cậy 99%) nên sự khác về chiều cao vút ngọn ở các thành phần hỗn hợp ruột bầu khác nhau là rất có ý nghĩa về mặt thống kê. Nghĩa là thành phần hỗn hợp ruột bầu khác nhau ảnh hưởng đến chiều cao vút ngọn của cây, hay sự khác biệt về chiều cao vút ngọn là do thành phần hỗn hợp ruột bầu gây nên.

Để đánh giá sự khác biệt giữa các cặp nghiệm thức, tác giả đã sử dụng phân hạng Tukey HSD, kết quả được thể hiện ở bảng 4.35.

Bảng 4.35: Kết quả trắc nghiệm phân hạng Tukey HSD ảnh hưởng của thành phần

hỗn hợp ruột bầu đến chiều cao vút ngọn

STT Nghiệm thức Số lần đếm Trung bình (cm) Nhóm 1 H4 3 28,43 A 2 H3 3 27,09 AB 3 H2 3 25,43 AB 4 H1 3 25,28 BC 5 H0 3 23,10 C

55

Từ bảng kết quả phân hạng ở bảng 4.35 cho thấy các nghiệm thức được phân thành 3 nhóm: nhóm A gồm các nghiệm thức H2 – H3 – H4, nhóm B gồm nghiệm thức H1 – H2 – H3, nhóm C gồm nghiệm thức H0 – H1. Có sự khác nhau giữa các cặp NT H0 – H3, H0 – H4, H1 – H4, H2 – H4. Trong đó, nghiệm thức H0 và H4 thuộc hai nhóm độc lập là A và C nên sự khác biệt này là có ý nghĩa về mặt thống kê, nghĩa là sự khác biệt này là do nhân tố thành phần hỗn hợp ruột bầu gây nên. Các nghiệm thức H1 – H2 – H3 thuộc nhóm trung gian nên cặp nghiệm thức thuộc nhóm này không có ý nghĩa về mặt thống kê, có nghĩa là sự khác biệt giữa các cặp nghiệm thức này là do sai số gây nên.

Vậy nên, trong sản xuất cây con Cốp lá bắc thon trong giai đoạn vườn ươm nên sử dụng thành phần hỗn hợp ruột bầu 27% Đ + 40% XD + 30% TT + 1% VS + 1% L + 1% NPK sẽ cho chiều cao vút ngọn cao nhất là 28,43 cm.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ SINH THÁI VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CỐP HOA TRẮNG (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)