Cấu trúc nội dung pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động

Một phần của tài liệu Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại theo quy định pháp luật Việt Nam. (Trang 69 - 88)

3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

1.2.3.2.Cấu trúc nội dung pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động

tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại. Những văn bản pháp luật chuyên ngành này chính là sự cụ thể hóa, chi tiết hóa các quy định cơ bản trong Hiến pháp (2013) và luật chung (BLDS); đồng thời nội dung của các văn bản đó không được trái hoặc mâu thuẫn với Hiến pháp và BLDS. Khi áp dụng pháp luật, nếu luật chung và luật chuyên ngành cùng điều chỉnh một vấn đề, thì trước hết cần ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành. Những vấn đề nào không được luật chuyên ngành quy định thì áp dụng các quy định của luật chung. Giữa luật chung và văn bản pháp luật chuyên ngành đều chứa đựng các quy phạm pháp luật về việc giới hạn tự do hợp đồng ở phạm vi, mức độ khác nhau nhưng nội dung của các điều khoản trong các văn bản pháp luật này đều có gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau trong việc điều chỉnh giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại.

1.2.3.2. Cấu trúc nội dung pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng tronghoạt động thương mại hoạt động thương mại

Nghiên cứu giới hạn tự do hợp đồng nói chung, giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam nói riêng được NCS chỉ tập trung vào việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến chủ thể hợp đồng, nội dung hợp đồng và hình thức hợp đồng. Việc không tuân thủ quy định pháp luật về việc giới hạn quyền tự do hợp đồng trong một hoặc một số vấn đề nói trên có thể dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng.

Thứ nhất, giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại liên quan đến chủ thể hợp đồng.

Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại liên quan đến chủ thể được đặt ra nhằm đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm khi các chủ thể này xác lập và thực hiện hợp đồng. Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm của chủ thể trong quan hệ hợp đồng có nghĩa ý nghĩa quan trọng, đòi hỏi các chủ thể phải có trách nhiệm

trong việc thực hiện nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Một trong các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những thỏa thuận đó thì bị coi là chủ thể vi phạm hợp đồng và phải tự mình chịu trách nhiệm về những vi phạm đó. Các chủ thể phải tự chịu trách nhiệm về những nghĩa vụ phát sinh trong hợp đồng khi thỏa mãn các điều kiện luật định về chủ thể như độ tuổi, khả năng nhận thức điều khiển hành vi và những vấn đề có liên quan khác. Điều này được nhìn nhận dưới hai góc độ:

- Điều kiện trở thành chủ thể hợp đồng. Do tính chất đặc thù của hoạt động thương mại, chủ thể giao kết hợp đồng thương mại phải là thương nhân hoặc ít nhất một bên giao kết hợp đồng phải là thương nhân. Thương nhân có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Để trở thành thương nhân, các chủ thể này phải thỏa mãn những điều kiện mà pháp luật quy định. Pháp luật quy định chủ thể của hợp đồng trong hoạt động thương mại là thương nhân, vì hoạt động thương mại luôn luôn nhằm mục đích sinh lời.

- Giới hạn lựa chọn đối tác trong hợp đồng. Về mặt nguyên tắc, chủ thể của hợp đồng nói chung đều có quyền được lựa chọn đối tác để ký kết hợp đồng. Đây là quan điểm được pháp luật của các quốc gia quy định cụ thể trong nhiều văn bản pháp lý. Điều này khẳng định rằng các chủ thể thiết lập quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực dân sự hay lĩnh vực thương mại đều có quyền lựa chọn đối tác ký kết hợp đồng phù hợp với bản thân mình, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh để đạt được những mục đích đã đặt ra hoặc nhằm đạt được lợi ích (lợi nhuận) cao nhất. Khi đã lựa chọn được đối tác, họ có quyền tự quyết định các vấn đề về giao kết, thực hiện hợp đồng, giải quyết tranh chấp (nếu có) mà không bị phụ thuộc vào ý chí của chủ thể thứ ba. Trong lĩnh vực thương mại, các thương nhân cũng có quyền được lựa chọn đối tác liên quan đến hoạt động thương mại. Việc lựa chọn đối tác có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ hợp đồng nói chung, trong hoạt động thương mại nói riêng. Quyền, lợi ích của các chủ thể, của Nhà nước, của xã hội có đạt được như mong muốn hay không phụ thuộc vào ý thức tự giác, nghiêm túc thực hiện hợp đồng và tôn trọng những thỏa thuận trong hợp đồng đã được giao kết.

Mục đích của tự do lựa chọn đối tác có thể bị làm sai lệch khi một chủ thể lợi dụng quy định này để áp đặt ý chí của mình lên chủ thể khác hoặc nhằm kiểm soát ý chí của đối tác đó khi giao kết và thực hiện hợp đồng nhằm đạt được mục đích tìm kiếm lợi nhuận cao nhất. Việc lựa chọn đối tác thiết lập quan hệ hợp đồng

cũng có thể làm ảnh hưởng xấu đến quyền, lợi ích của chủ thể khác, ví dụ: chủ nhà bán nhà khi đang cho người khác thuê, trong khi người thuê nhà chưa có đủ điều kiện để thuê nhà chỗ khác. Một ví dụ khác là một chủ thể lựa chọn đối tác giao kết hợp đồng, nhưng đối tác đó lại không được phép giao kết hợp đồng (do chưa đủ năng lực chủ thể) hoặc việc giao kết hợp đồng bị từ chối vì có sự phân biệt tôn giáo, quốc tịch, sắc tộc. Vì vậy, trong những trường hợp nêu trên, việc tự do lựa chọn đối tác trong quan hệ hợp đồng sẽ bị pháp luật hạn chế.

Với những nội dung được phân tích ở trên có thể khẳng định trong việc lựa chọn đối tác của hợp đồng, giới hạn tự do hợp đồng tập trung vào ba vấn đề cơ bản là: (i) Không được giao kết với chủ thể khác trong một số trường hợp nhất định (nếu chủ thể không thỏa mãn các quy định của pháp luật trở thành chủ thể của hợp đồng nói chung và chủ thể của hợp đồng trong hoạt động thương mại nói riêng); (ii) Phải ưu tiên giao kết hợp đồng với một số chủ thể trong một số trường hợp và (iii) Không được từ chối giao kết hợp đồng với các chủ thể khác trong những trường hợp pháp luật quy định, khi được các chủ thể đó yêu cầu và có lý do chính đáng.

Thứ hai, giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại liên quan đến nội dung hợp đồng.

Nội dung hợp đồng là tổng thể các vấn đề được các chủ thể thỏa thuận với nhau và được thể hiện dưới dạng các điều khoản cụ thể. Nội dung hợp đồng thể hiện sự ràng buộc các bên khi hợp đồng được giao kết và có hiệu lực pháp lý. Việc xác định nội dung hợp đồng có thể dựa vào tính chất, vai trò của các điều khoản trong hợp đồng. Nội dung của hợp đồng được chia thành nội dung chủ yếu của hợp đồng (còn gọi là điều khoản cơ bản); nội dung thông thường (điều khoản thông thường) và nội dung tùy nghi (các điều khoản tùy nghi).

Dưới một khía cạnh khác, nếu coi hợp đồng là một quá trình điều tiết, thì các bên giao kết hợp đồng không thể thỏa thuận các điều khoản cụ thể tại thời điểm giao kết. Việc xác định nghĩa vụ của các bên trong một số hợp đồng được giải quyết trên cơ sở thói quen được thiết lập giữa các bên, tập quán thương mại hay trên cơ sở giải thích hợp đồng với các nguyên tắc thiện chí, hợp lý, trung thực31. Về cơ bản, các chủ thể tham gia hợp đồng có quyền tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng. Pháp luật của các quốc gia có những quy định khác nhau liên quan đến nội

31Heuangsuck Somvong (2017), Quyền tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại theo pháp luật Lào

dung hợp đồng. Một số quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Common Law quy định các chủ thể có quyền được thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng, tuy nhiên trong nội dung hợp đồng phải có điều khoản về đối tượng. Các nước thuộc hệ thống pháp luật Civil Law quy định khi giao kết hợp đồng, các bên phải thỏa thuận các điều khoản về đối tượng, số lượng, giá cả của hàng hóa, dịch vụ. Trong Công ước Viên (1980) về mua bán hàng hóa quốc tế không có quy định cụ thể về nội dung hợp đồng. Ở Việt Nam, nội dung hợp đồng do các bên thỏa thuận, việc lựa chọn một số điều khoản mà BLDS quy định phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế khi các bên giao kết hợp đồng. Pháp luật thương mại Việt Nam cũng không quy định các điều khoản bắt buộc phải có trong nội dung hợp đồng trong hoạt động thương mại. Về cơ bản, giữa Công ước Viên (1980) và pháp luật thương mại Việt Nam có sự tương đồng khi không quy định các điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng. Vì vậy, tùy tính chất, mục đích, điều kiện, hoàn cảnh mà các bên xác định cụ thể các điều khoản bắt buộc, các điều khoản tùy nghi trong quan hệ hợp đồng giữa các bên.

Nhìn chung, tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng được pháp luật Việt Nam, pháp luật của các quốc gia khác quy định và đảm bảo các điều khoản này được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, thỏa thuận của các chủ thể về nội dung hợp đồng bị giới hạn trong trường hợp cụ thể như sau:

- Tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng của các bên bị giới hạn nếu các thỏa thuận vi phạm điều cấm của luật. Giới hạn tự do hợp đồng ở khía cạnh này như một nguyên tắc được nhiều học giả và quy định pháp luật của nhiều quốc gia thừa nhận, trong đó có Pháp, Thụy Sĩ, Singapore, Trung Quốc…32. Ở Việt Nam, việc giới hạn quyền tự do hợp đồng liên quan đến điều cấm được quy định trong nhiều thời kỳ lập pháp khác nhau và được thể hiện ở những mức độ ghi nhận là khác nhau.

- Tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng của các bên bị giới hạn nếu các thỏa thuận đó trái đạo đức xã hội. Giống như yêu cầu thỏa thuận nội dung hợp đồng không được vi phạm điều cấm của luật, khía cạnh này được đặt ra với vai trò là một trong các nguyên tắc cơ bản trong chế định hợp đồng. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực cho việc hành xử các mối quan hệ trong xã hội đã được nhân dân công nhận và thực hiện qua nhiều thế hệ. Thỏa thuận nội dung hợp đồng trái với các

32Lukasz Romanski (2016), The principle and Limits of Freedom of Contract from the perspective of

chuẩn mực đó thì hợp đồng bị vô hiệu. Nói cách khác, đạo đức xã hội là một khuôn khổ chuẩn mực cho việc thực hiện tự do hợp đồng33. Pháp luật của một số quốc gia chính thức thừa nhận giới hạn tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng nếu có sự vi phạm đạo đức xã hội, mặc dù cách thức đặt tên ở mỗi quốc gia có sự khác nhau. Pháp luật của CHLB Đức gọi đó là “đạo đức xã hội”; BLDS của Pháp gọi là

“thuần phong mỹ tục”. Ở Việt Nam, trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, đạo đức xã hội luôn luôn là một trong những căn cứ quan trọng giới hạn tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng của các chủ thể. Nhìn chung giới hạn tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật và đạo đức xã hội được coi là một nguyên tắc cơ bản trong pháp luật hợp đồng của các quốc gia từ trước đến nay.

Do tính đặc thù của lĩnh vực thương mại, tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng trong hoạt động thương mại có thể bị giới hạn liên quan đến những yếu tố sau:

- Đối tượng của hợp đồng. Hợp đồng trong hoạt động thương mại thường có đối tượng là hàng hóa hoặc dịch vụ, nhưng cũng có một số loại hợp đồng như hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) có đối tượng là hoạt động mang tính tổ chức để thực hiện hoạt động thương mại34. Sự phát triển của nền kinh tế và xu hướng mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế đã dẫn đến sự xuất hiện của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ mới và các hàng hóa, dịch vụ này có thể được các chủ thể tiến hành mua bán, trao đổi. Tuy nhiên đặc tính, tác dụng của các loại hàng hóa, dịch vụ lại khác nhau: Một số hàng hóa, dịch vụ đem lại lợi ích tốt cho sức khỏe, đời sống của con người; Một số hàng hóa, dịch vụ lại gây hại và làm ảnh hưởng xấu đến con người, nền kinh tế, đạo đức xã hội, cũng như sự phát triển chung của toàn xã hội. Vì vậy, việc Nhà nước không thừa nhận mọi hàng hóa, dịch vụ là đối tượng của hợp đồng trong hoạt động thương mại là điều tất yếu khách quan. Do đó, nếu đối tượng hợp đồng trong hoạt động thương mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện thì sự thỏa thuận nội dung này trong hợp đồng bị giới hạn, cụ thể là không được tiến hành kinh

33Đỗ Văn Đại (2018), Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án, NXB Hồng Đức, Hà Nội, Tr. 606

34 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Thương mại, tập 2, NXB Tư pháp, Hà Nội, Tr. 13

doanh hoặc tiến hành kinh doanh nhưng phải thỏa mãn một số điều kiện do pháp luật quy định.

- Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có hình thức tồn tại đặc biệt, không phải lúc nào cũng được ghi nhận trong một bản hợp đồng. Nó có thể tồn tại dưới dạng thỏa thuận miệng (lời nói), thỏa thuận công khai hoặc thỏa thuận ngầm. Dù tồn tại dưới hình thức nào, để xác định là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, phải xác định được thỏa thuận đó được hình thành từ sự thống nhất ý chí của doanh nghiệp tham gia thực hiện một hành vi hạn chế cạnh tranh. Đây là ý chí độc lập của các bên tham gia thỏa thuận mà không chịu sự ràng buộc bên ngoài. Sự thống nhất ý chí này có thể bị giới hạn, nếu vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh. Quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể dẫn đến hiện tượng độc quyền, lạm dụng vị trí thống lĩnh và làm xuất hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Vì vậy, để tạo lập một môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh thì quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cần được nghiên cứu và đánh giá một cách đầy đủ. Nghị quyết số 11 – NQ/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đặt ra yêu cầu cấp thiết hướng tới việc xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh. Sự xuất hiện của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có tác động không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Các quốc gia có quan điểm khác nhau về các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Luật mẫu về cạnh tranh của Tổ chức thương mại và phát triển Liên hợp quốc đưa ra các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và xác định các thỏa thuận này đều bị cấm (nếu không thuộc trường hợp được miễn trừ). Pháp luật cạnh tranh của Pháp cũng đưa ra các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (thông đồng, thỏa thuận liên minh, làm hạn chế hoặc làm sai lệch quy luật cạnh tranh…). Pháp coi tất cả những thỏa thuận đó đều bị vô hiệu. Tuy nhiên, pháp luật cạnh tranh của Pháp cũng có những quy định miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, nếu các thỏa thuận đó được xây dựng dựa

Một phần của tài liệu Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại theo quy định pháp luật Việt Nam. (Trang 69 - 88)