3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
2.2.2. Điều khoản thỏa thuận không trái đạo đức xã hội
Đạo đức xã hội là “những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng” (Điều 128 BLDS 2005). Theo BLDS (2015), khái niệm đạo đức xã hội có sự thay đổi nhỏ so với BLDS trước đó, cụ thể là: “đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng” (Điều 123). Trước đây, nội dung của hợp đồng không trái với đạo đức xã hội được ghi nhận tại Điều 131, Khoản 2; Điều 395, Khoản 1, BLDS (1995) và Điều 4, BLDS (2005). Hiện nay, vấn đề này lại tiếp tục được quy định tại Điều 3, Khoản 2, BLDS (2015), theo đó “cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận
60 “Bản án số: 47/2020/KDTM – PT về “v/v tranh chấp hợp đồng dịch vụ môi giới bất động sản” của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng”
không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”. Ngoài ra, Điều 122, Khoản 1, Điểm b, BLDS (2015) cũng quy định: “mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”. Tương tự với điều cấm của pháp luật, pháp luật hiện hành xác định đạo đức xã hội là một trong những yếu tố của việc giới hạn tự do hợp đồng. Tuy nhiên, đạo đức xã hội khác với điều cấm của pháp luật ở chỗ, điều cấm của luật được luật quy định, còn đạo đức xã hội thì không được pháp luật quy định; đạo đức tồn tại trong xã hội. Trong lĩnh vực thương mại, đạo đức xã hội được thể hiện dưới những khía cạnh như sau:
- Thứ nhất là sự trung thực trong kinh doanh. Điều này thể hiện khía cạnh nhân cách đạo đức của các chủ thể, thể hiện sự ngay thẳng, thật thà, không dối trá, giả dối, gian lận của các chủ thể.
- Thứ hai là sự thiện chí trong kinh doanh. Sự thiện chí thể hiện thái độ hợp tác, giúp đỡ nhau giữa các bên chủ thể trong quá trình xác lập và thực hiện hợp đồng trong hoạt động thương mại. Bên cạnh việc quan tâm đến quyền lợi ích hợp pháp của bản thân, còn phải quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác và Nhà nước, xã hội.
- Thứ ba là có hay không việc hưởng lợi trên sự đau khổ của người khác. Các chủ thể khi hợp tác kinh doanh có thể gặp phải những rủi ro trong kinh doanh và những rủi ro này có thể gây ra thiệt hại ít hay nhiều cho mỗi chủ thể. Tuy việc, việc một bên lợi dụng điều này để hưởng lợi, mang lại lợi ích cho mình mà không quan tâm đến khó khăn, vất vả của chủ thể khác thì cũng là một vấn đề liên quan đến khía cạnh đạo đức.
Đạo đức xã hội trong hoạt động thương mại có thể được thể hiện ở các phương diện trên. Tuy nhiên việc xác định thỏa thuận trái với đạo đức xã hội thì không thể tìm kiếm trong quy định của luật giống như điều cấm của pháp luật mà phải dựa vào “chuẩn mực ứng xử chung được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng”. Điều này là một trong những khó khăn đối với Tòa án, bởi “không thể thống kê được đầy đủ một cách có hệ thống các nội dung, đặc tính của khái niệm đạo đức xã hội”61. Hơn nữa, quan điểm về giá trị đạo đức xã hội ở mỗi vùng miền, mỗi thời điểm, mỗi giai đoạn cũng khác nhau. NCS cho rằng, rất khó để xây dựng được những “chuẩn mực ứng xử chung” và thống nhất để có thể dựa vào đó giải quyết
61 Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên) (2014), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr.176
các vụ việc cụ thể. Điều này phụ thuộc vào quan điểm xét xử của các thẩm phán ở Tòa án.
Thực tiễn cho thấy, hợp đồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu do nội dung trái với đạo đức xã hội là không phổ biến. Tuy nhiên, giải quyết các tranh chấp liên quan đến đạo đức xã hội lại phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan, cũng như quan điểm xét xử của mỗi cấp Tòa án. Chính điều này đã tạo ra sự không thống nhất trong việc giải quyết các vụ việc phát sinh. Có thể nêu ra thí dụ sau: Công ty Chailease (bị đơn) ký hợp đồng cho thuê tài chính số B.0811228801 với Công ty Sao đỏ (nguyên đơn). Sau đó, hai bên có tranh chấp thương mại. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Tòa án nhận thấy: trước khi ký hợp đồng cho thuê tài chính, phía bị đơn hiểu rất rõ về hoàn cảnh của nguyên đơn là đang gặp khó khăn về tài chính. Điều này khiến nguyên đơn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán 5 rơ-mooc với công ty Chien You Việt Nam. Nguyên đơn đã tìm đến bị đơn để đàm phán, ký kết hợp đồng cho thuê tài chính nhằm giúp nguyên đơn giải quyết bế tắc về tài chính. Trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử nhận định: mặc dù không có chứng cứ để khẳng định nguyên đơn ép buộc bị đơn ký kết hợp đồng cho thuê, nhưng vì quá khó khăn về tài chính và không có cách nào khác, nên nguyên đơn phải chấp nhận bất lợi từ việc ký kết hợp đồng nêu trên. Tòa án cho rằng có đủ cơ sở để xác định hợp đồng cho thuê tài chính giữa các bên là trái với đạo đức xã hội. Việc giao kết hợp đồng đã không bảo đảm sự tương thân, tương ái, không phát huy giá trị đạo đức cao đẹp của người Việt để hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong kinh doanh, cùng phát triển và cùng thu lợi nhuận. Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã ra Bản án số 60/2014/KDTM-PT ngày 3/10/2014. Theo Bản án, hợp đồng cho thuê tài chính giữa các bên không những trái pháp luật mà còn trái với đạo đức xã hội62. Nhưng khi vụ án được giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm ngày 12/3/2018, Tòa án ở cấp giám đốc thẩm lại cho rằng mục đích và nội dung của hợp đồng cho thuê tài chính B. 081228801 là không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Nội dung của hợp đồng đảm bảo tuân thủ quy định tại Điều 17, Khoản 1, Nghị định số 16/2001/NĐ-CP, điểm 27 Thông tư số 06/2006/TT-NHNN ngày 12/5/2005, điểm 10.2, phần 1, Thông tư số 05/2006/TT-NHNN ngày 25/7/2006 của
62 “Bản án số: 60/2014/KDTM – PT về “v/v giải quyết tranh chấp hợp đồng cho thuê tài chính” của Tòa án Nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh” được đăng tải trên sách chuyên khảo của Đỗ Văn Đại (2018), Luật hợp đồng Việt Nam, bản án và bình luận bản án, NXB Hồng Đức, tr. 601-606
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cho thuê tài chính và dịch vụ ủy thác cho thuê tài chính theo quy định tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP; Nghị định số 65/2005/NĐ-CP và Nghị định số 95/2008/NĐ- CP. Hợp đồng này được đảm bảo bằng hình thức thế chấp tài sản, ký cược và bảo lãnh theo quy định tại Điều 318, BLDS (2015); Điều 23, Khoản 6, Nghị định số 16/2001/NĐ-CP và Điều 30 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm63. Vì vậy, Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 60/2014/KDTM-PT ngày 3/10/2014 bị hủy, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh để xét xử lại theo quy định của pháp luật. Như vậy, cùng nội dung một vụ việc xảy ra nhưng kết quả xét xử ở hai cấp (phúc thẩm và giám đốc thẩm) lại khác nhau. Việc xét xử của Tòa án ở cấp phúc thẩm cho thấy hợp đồng cho thuê tài chính của hai bên có vi phạm đạo đức xã hội; còn Tòa án xét xử ở cấp giám đốc thẩm thì cho rằng hợp đồng không có vi phạm đạo đức xã hội. Qua thực tiễn xét xử của Tòa án có thể thấy đạo đức xã hội không được quy định cụ thể giống như điều cấm của pháp luật thật sự là một khó khăn và thách thức lớn cho công tác xét xử của Tòa án.