Giới thiệu hệ thống XLNT hiện hữu củanhà máy Kim Sen

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống xử lý nước thải và đề xuất giải pháp thu hồi axit nitoric trong nước thải cho nhà máy nhôm kim sen, bắc ninh (Trang 33 - 35)

L ỜI CAM ĐOAN

1.4.2. Giới thiệu hệ thống XLNT hiện hữu củanhà máy Kim Sen

a. Đặc trưng cơ bản của nước thải mạ

Nước thải từphân xưởng mạ có thành phần rất đa dạng, nồng độ lại thay đổi rất rộng, pH cũng luôn biến động từaxit đến trung tính hoặc kiềm. Tuy nhiên nước thải xưởng mạ tại nhà máy đã được tách riêng thành ba dòng: nước thải chứa axit HNO3, nước thải chứa kim loại nặng và nước thải axit & kiềm. Do đó, nước thải phân xưởng mạ được xử lý dễ dàng, triệt đểhơn.

b. Giới thiệu các thiết bị chính của hệ thống xử lý

• Song chắn rác

Loại song chắn được chọn là loại vừa, làm từ inox SUS304 với khoảng cách giữa các thanh là 20mm. Do nước thải của phân xưởng mạ không chứa nhiều tạp chất thô, có kích thước lớn nên lượng rác tích luỹ tại song chắn là không đáng kể.

• Bểđiều hoà

Do đặc trưng của ngành mạ là lưu lượng cũng như nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải dao động lớn nên bể điều hoà được sử dụng để ổn định các thông số này, tạo điều kiện cho quá trình xử lý tiếp theo đạt được hiệu quả cao. Quá trình điều hoà cũng tránh được tình trạng quá tải do đó giảm chi phí xây dựng, vận hành và quản lý của hệ thống xử lý. Bểđiều hoà được khuấy trộn nhờ hệ thống máy thổi khí.

• Bể phản ứng khử

Trong bể phản ứng khử, Cr(VI) được chuyển hoá thành dạng Cr(III) ít độc hơn và dễ xử lý hơn. Chất khử được lựa chọn là FeSO4, môi trường phản ứng là pH = 3. FeSO4 được pha chế thành dung dịch 20% sau đó được bơm vào bể phản ứng. Axit H2SO4 từ thùng chứa được đưa vào bể phản ứng để tạo môi trường thuận lợi cho phản ứng.Bể phản ứng khửđược bố trí hệ thống khuấy trộn bằng cánh khuấy.

• Bể phản ứng kết tủa

Bể phản ứng kết tủa có tác dụng kết tủa các kim loại có trong nước thải. Ca(OH)2 được pha chế thành dạng sữa vôi 5% trong bể pha sữa vôi, có khuấy trộn bằng cánh

25 khuấy. Sữa vôi được bơm vào bể phản ứng kết tủa, ở đây ion kim loại phản ứng với sữa vôi tạo dạng hydroxyt kết tủa.

Hóa chất trợ tạo bông là Polime (PAA) được bổ sung vào nhằm làm bông cặn lớn lên đẩy nhanh quá trình lắng ởcông đoạn sau.

• Bể lắng

Nhiệm vụ của bể lắng là tách các hạt hydroxyt kim loại kết tủa, các hạt canxi sunfat và các hạt rắn lơ lửng ra khỏi nước thải. Các hạt hydroxyt kết tủa và canxi sunfat có kích thước lớn nên dễ dàng lắng ngay khi vào bể lắng.

• Bể lọc

Nhiệm vụ của bể lọc là tách nốt các ion kim loại và chất rắn lơ lửng ở mức vi lượng còn sót lại mà quá trình tạo bông và lắng không tách được.

Vật liệu lọc bao gồm cát thạch anh và than hoạt tính.

• Bể trung hòa

Nước sau khi ra khỏi bể lắng mang tính kiềm, vì vậy trước khi thải ra môi trường cần phải điều chỉnh pH sao cho đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột B). Axit từ bể chứa axit được định lượng và đưa vào bểđể pH của nước thải ra môi trường là 5,5 - 9.

• Thiết bị xử lý bùn

Trong hệ thống xử lý này, thiết bị lọc ép khung bản làm thiết bị xử lý bùn có tác dụng tách nước ra khỏi bùn lắng, giảm khối lượng chất thải rắn của hệ thống. Bùn thải sau khi ép sẽthuê đơn vị xử lý chất thải nguy hại theo đúng quy định của pháp luật.

Ngoài các thiết bị chính, trong hệ thống còn sử dụng các thiết bị phụ trợ như bơm chuyên dụng, các thiết bị đo và điều chỉnh lưu lượng dòng, bơm bùn, mô tơ khuấy, ...

26

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XLNT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THU

HỒI AXIT HNO3 TRONG NƯỚC THẢI MẠ TẠI NHÀ MÁY NHÔM KIM SEN

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống xử lý nước thải và đề xuất giải pháp thu hồi axit nitoric trong nước thải cho nhà máy nhôm kim sen, bắc ninh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)