Hiệu quả và lợi ích thu được khi xây dựng hệ thống

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống xử lý nước thải và đề xuất giải pháp thu hồi axit nitoric trong nước thải cho nhà máy nhôm kim sen, bắc ninh (Trang 79 - 83)

L ỜI CAM ĐOAN

3.3.3. Hiệu quả và lợi ích thu được khi xây dựng hệ thống

Các thiết bị trong hệ thống hoạt động ổn định, an toàn và hiệu suất xử lý cao (85% - 99%).

Hệ thống trang bị các thiết bịcơ giới hóa trong nhiều công đoạn xử lý tạo điều kiện cho công nhân vận hành tốt.

Vận hành đơn giản, thao tác dễ dàng. Linh hoạt trong xử lý chất ô nhiễm.

b. Về mặt kinh tế

Tổng chi phí đầu tư cho cải tạo hệ thống xử lý phù hợp và đảm bảo được tình hình kinh tế của nhà máy.

71 Thu hồi được axit HNO3, mang lại lợi ích kinh tế, nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên liệu và đem lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho công ty khi sử dụng sản phẩm thu hồi và tái chế.

Chi phí vận hành tương đối.

Nhà máy đảm bảo được các yêu cầu về mặt môi trường nhờ đó tránh được các khoản phạt về vấn đề môi trường, giúp cho các hoạt động sản xuất của nhà máy diễn ra bình thường không bị ngừng trệ vì vi phạm các quy định về vệsinh môi trường.

c. Về mặt môi trường

Nước thải ra đảm bảo được yêu cầu xử lý loại B theo QCVN 40: 2011/BTNMT

Bùn thải được tuần hoàn lưu giữ và nếu có thể sẽ tái thu hồi kim loại trong bùn thải, góp phần xử lý triệt đểnước thải của nhà máy.

72

KẾT LUẬN

Từquá trình đánh giá hiện trạng hệ thống xử lý nước thải mạvà đề xuất giải pháp thiết kế cải tạo thu hồi axit HNO3 trong nước thải tại nhà máy Kim Sen, Bắc Ninh có thể rút ra kết luận sau:

1. Đánh giá hiện trạng hệ thống xửlý nước thải mạ:

- Nước thải từ phân xưởng mạ của nhà máy được phân luồng và xử lý riêng biệt từng nguồn. Hệ thống xử lý nước thải mạ công suất 38 m3/h hiện tại vận hành tốt, đảm bảo đạt Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) xả ra cống thoát nước chung của KCN.

- Tuy nhiên, hiện nay nhà máy chưa áp dụng triệt để các giải pháp sản xuất sạch hơn trong phân xưởng mạ. Đặc biệt là chưa có hệ thống thu hồi axit trong nước thải mạ. Muốn nâng cao hiệu quả xửlý nước thải mạ thì cần phải thực hiện các biện pháp sản xuất sạch hơn, phòng ngừa ô nhiễm và giảm thiểu nước thải. Thực hiện các biện pháp giảm thiểu này có thể giảm được đáng kể lượng nước thải. Do đó, việc đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và thu hồi axit HNO3 là cần thiết nhằm đem lại hiệu quả cả về kinh tế và môi trường.

2. Đề xuất giải pháp thiết kế cải tạo hệ thống XLNT thu hồi axit HNO3:

- Việc phân luồng các dòng thải ngay từphân xưởng mạ là tiền đề cho việc lựa chọn phương án thu hồi các chất thải. Axit HNO3 được thu hồi bằng phương pháp trao đổi ion nếu được áp dụng sẽ ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm axit HNO3 tại nguồn phát sinh và mang lại hiệu quả kinh tế từ chất thải, nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên liệu.

- Chi phí cải tạo hệ thống xửlý nước thải thu hồi axit HNO3 bằng phương pháp trao đổi ion ước tính là 599.720.000VNĐ. Chi phí để vận hành hệ thống xử lý nước thải thu hồi axit HNO3 khoảng 3.100 VNĐ/1m3 nước thải.

73

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty Cổ phần Công nghiệp Kim Sen (2015), Nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải sản xuất.

2. Đặng Thị Thơm (2008), Nghiên cứu quy trình xử lý crom và photpho trong nước thải mạ, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHKHTN Hà Nội.

3. Phùng Thị Tố Hằng (1996), Nghiên cứu công nghệ anốt hóa và ứng dụng để xử lý bề mặt các chi tiết nhôm và hợp kim nhôm, Luận án phó tiến sĩ khoa học kỹ thuật, trường ÐHBK, Hà Nội.

4. Lê Văn Cát (2002), Hấp phụ và trao đổi ion trong kỹ thuật xử lý nước và nước thải, NXB Thống kê.

5. Mạc Cẩm Thảo (1998), Khảo sát điều tra hiện trạng môi trường công nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Đánh giá hiện trạng môi trường và thiết kế hệ thống thông gió – xử lý khí thải tại phân xưởng mạ công ty khóa Minh Khai, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHBK Hà Nội.

6. Nguyễn Thanh Tú (2011), Nghiên cứu thiết kế hệ thống thu hồi và tái sử dụng Crom từ nước thải mạ điện tại công ty khóa Minh Khai - Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHBK Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Lộc (2010), Sổ tay công nghệ mạ điện, NXB Bách Khoa – Hà Nội. 8. QCVN 40 : 2011/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

9. Trần Hiếu Nhuệ, Trần Đức Hạ, Đỗ Hải, ứng Quốc Dũng, Nguyễn Văn Tín (2002),Cấp thoát nước, NXB Khoa học và kỹ thuật.

10. Trần Minh Hoàng (2001), Công nghệ mạ điện, NXBKhoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 11. Trần Minh Hoàng, Nguyễn Văn Thanh, Lê Đức Tri (1999), Sổ tay mạ điện, NXB

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

12. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (2009), Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, NXB KH&KT, Hà Nội.

13. Trần Văn Thắng (1996), Mô hình hoá và tối ưu hoá quá trình công nghệ khử Crôm (IV) trong xử lý nước thải công nghiệp mạ điện, Luận án Tiến sỹ, Hà nội.

14. Trịnh Xuân Lai (2008), Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, NXB Xây Dựng.

15. Trung tâm đào tạo ngành nước và môi trường (1999), Sổ tay xử lý nước, tập I và II, NXB Xây dựng, Hà nội.

74 16. Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam và hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (2010), Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong ngành hoàn tất sản phẩm kim loại.

17. Vũ Văn Mạnh (1997), Nghiên cứu xử lý nước thải công nghiệp mạ điện chứa Crom, Niken, và lựa chọn quy trình thích hợp áp dụng thực tế tại công ty khóa Minh Khai Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHBK Hà Nội.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống xử lý nước thải và đề xuất giải pháp thu hồi axit nitoric trong nước thải cho nhà máy nhôm kim sen, bắc ninh (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)