Nguyên lý hoạt động khi thay dao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ điều khiển plc cho quá trình thay dao máy cnc mazak vqc 2050a (Trang 35 - 38)

Ở máy VQC- 50A có hai chế độ thay dao bằng tay và thay dao tự động.

a. Quá trình thay dao bằng tay:

Quá trình thay dao bằng tay thực hiện bằng cách trực tiếp dấy dao từ cơ cấu kẹp dao trên trục chính có nghĩa là việc điều khiển chốt kẹp nhả được thực hiện một cách thủ công. Mục đích của chế độ này là cho phép người vận hành xử lý các sự cố một cách trực tiếp mà không thông qua bảng điều khiển.

Để thực hiện việc này, người vận hành sử dụng hai bàn đạp được để dưới máy CNC một bàn đạp nhả dao và một để kẹp dao. Người vận hành giữ dao sau đó đạp bàn đạp nhả dao để lấy dao, đặt dao trở lại rồi nhấp kẹp dao. Trong trường hợp này con dao được thay sẽ mang thứ tự của con dao được thay.

Còn một phương pháp nữa trong trường hợp dao ở trên đài dao là nhấn nút quay đài dao, để dao quay đến vị trí cửa lấy dao và lấy dao ra ngoài. Trong trường hợp này con dao được thay sẽ mang thứ tự được ghi trên đài dao.

b. Nguyên lý hoạt động khi thay dao tự động (ATC)

Việc thực hiện thay dao tự động là chức năng chính của máy CNC trong đó việc thay dao diễn ra hoàn toàn tự động. Mặc dù, chức năng giảm bớt được nguyên công và thời gian gia công nhưng cũng làm phức tạp chương trình điều khiển.

Có 3 trường hợp xảy ra trong quá trình thay dao tự động: - Trường hợp thay dao khi đang có dao trong hốc - Trường hợp thay dao khi không có dao

- Và trường hợp trả dao khi kết thúc phiên làm việc ( lệnh sử dụng là lệnh T0 M6)

Do đó, có 3 hành trình thay dao trong thực tế. Nguyên tắc thực hiện thay dao được mô tả như trong Hình 2.13

Trong hình vẽ có 3 điểm công tác chính là điểm Ht, Ot và Ct ( do quá trình thay dao được thực hiện bởi hai trục Y và Z, do đó chỉ xét hai tọa độ này trong quá trình lập trình mà không quan tâm đến tọa độ trục X và A).

- Điểm Ht là điểm cao nhất của trục Z sao cho phần thấp nhất của trục chính không chạm vào chuôi dao nằm trên đài. Và có tọa độ Y trùng với vị trí thay dao.

32

- Điểm Ot là điểm có tọa độ Z trùng với điểm Ct, khi có lệnh thay dao, hệ thống sẽ đưa dao tới điểm làm việc này.

Hình 2.13. Hành trình của trục chính trong quá trình thay dao

Quá trình thay dao được thực hiện với 3 trường hợp với các hành trình khác nhau tương ứng.

Trƣờng hợp 1: thay dao hiện có trên đài:

Hành trình của dao được mô tả như trong Hình 2.14

Hình 2.14. Hành trình của trục chính trong trường hợp 1

Hành trình (1): dao được trả về hốc ban đầu tương ứng với số dao của nó, kẹp dao được nhả. Hành trình (2): trục chính di chuyển lên vị trí Ht, đài dao xoay đến dao cần thay. Hành trình (3): trục chính đi xuống và kẹp dao. Hành trình (4): trục chính đi về điểm gốc thay dao. Quá trình gia công tiếp tục.

33

Trƣờng hợp 2: Thay dao khi không có dao trên trục chính.

Hành trình của dao được mô tả như trong Hình 2.15.

Hình 2.15. Hành trình của trục chính trong trường hợp 2

Hành trình (1): trục chính đi lên vị trí cao nhất của đài dao (Ht), đài dao xoay đến vị trí dao cần thay. Hành trình (2): trục chính đi xuống và kẹp dao. Hành trình (3) trục chính quay về vị trí gốc thay dao Ot.

Trƣờng hợp 3: Trả dao về đài dao

Hình 2.16. Hành trình của trục chính trong trường hợp 3

Hành trình (1) : trục chính đi từ điểm thay dao Ot, đi vào điểm thay dao, nhả kẹp dao. Hành trình (2): trục chính đi lên điểm Ht. Hành trình (3) trục chính đi về điểm gốc thay dao.

Nhìn quá trình thay dao mặc dù được thực hiện một cách tuần tự như trên nhưng điều quan trọng phải tối ưu được tốc độ hành trình điều này rất quan trọng trong giải thuật thay dao.

34

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ điều khiển plc cho quá trình thay dao máy cnc mazak vqc 2050a (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)