Áp lực từ nhà cung cấp

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đề tài PHÂN TÍCH CHIẾN lược MARKETING của tập đoàn TRUNG NGUYÊN LEGEND (Trang 27 - 29)

Các nhà cung cấp là những người cung cấp cho công ty các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất, chẳng hạn như nguyên vật liệu thô, lao động, tài chính và các yếu tố đầu vào khác. Các nhà cung cấp có thể được coi là một mối đe dọa nếu họ có thể tăng giá đầu vào hoặc giảm chất lượng đầu vào. Sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cung cấp, do đó làm giảm lợi nhuận cũng như uy tín của công ty.

Trung Nguyên E-Coffee với tư cách "đứa con" của Trung Nguyên Legend là một tập đoàn sản xuất và tiêu thụ cà phê. Họ đã được cung cấp cà phê từ công ty mẹ, giảm được một phần sức ép từ các bên cung cấp. Tuy nhiên vẫn phải chịu sức ép từ các đầu vào khác.

Chi phí chuyển đổi từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác: Nếu Trung Nguyên E-Coffee phải chịu chi phí cao khi chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác, nhà cung cấp có thể gây áp lực cho công ty. Chi phí trao đổi có thể bao gồm chi phí thương lượng, đàm phán, mua bán, thay đổi phương tiện vận chuyển, giao hàng, thay đổi tổ chức sản xuất của công ty,... Nếu chi phí cao thì lợi ích thuộc về nhà cung cấp, vì khi đó doanh nghiệp khó có thể lựa chọn nhà cung cấp khác, vì sẽ làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận. Nhưng nếu với chi phí chuyển đổi thấp, lợi thế thuộc về công ty.

Ví dụ: Trung Nguyên muốn chuyển đổi nhà cung cấp vật liệu ông hút, ly nhựa cho chuỗi cà phê, nhưng chi phí khi chuyển đổi quá cao, điều này tạo cơ hội cho nhà cung cấp gây sức ép lên Trung Nguyên. Điều này có thể gây mất thiện cảm đối với nhà cung cấp đối với chuỗi cà phê.

Số lượng nhà cung cấp: Khi số lượng nhà cung cấp một loại đầu vào lớn, công ty dễ dàng chọn được nhà cung cấp tốt, giá cả hợp lý, áp lực về giá giữa công ty và nhà cung cấp giảm xuống, công ty có nhiều lợi thế hơn. Ngược lại, khi quy mô nhỏ, số lượng nhà cung cấp ít, nguồn nguyên liệu đầu vào khan hiếm buộc công ty phải

19

lép vế so với các nhà cung cấp. Lúc này họ có thể ép giá và đặt ra những điều khoản bất lợi để doanh nghiệp chấp nhận.

20

Ví dụ: Nguồn cung nguyên liệu thực phẩm như đường, chúng ta dễ dàng tìm kiếm và thương lượng giá cả tốt với họ. Từ đó có được lợi thế so với nhà cung cấp. Nhưng với nguồn cung nguyên liệu ít ỏi từ nước ngoài để tạo nên một ly cà phê ngon, chúng ta phải chịu thiệt trước nhà cung cấp.

Tính khan hiếm và sự khác biệt hóa của yếu tố đầu vào: Khả năng thay thế các yếu tố đầu vào quan trọng, tức là các yếu tố đầu vào mà công ty cần sản xuất, bằng các yếu tố đầu vào khác có tốt hay không, khi chúng được thay thế thì có đảm bảo được chất lượng của sản phẩm giống như ban đầu không và các chi phí liên quan… là những vấn đề mà các công ty cần lưu ý. Nếu khả năng thay thế thấp, lợi thế thuộc về nhà cung cấp và ngược lại.

Nguy cơ sáp nhập dọc về phía sau và sự liên kết giữa các nhà cung cấp: Đôi khi các nhà cung cấp lại có những chiến lược liên kết dọc, tức là khép kín sản xuất buộc doanh nghiệp không có lựa chọn và bị ép giá hoặc các nhà cung cấp không chỉ đơn thuần làm chức năng cung ứng mà họ đã trở thành các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp.

Nhà cung cấp có thể gây nhiều áp lực cho công ty, ngược lại, họ cũng có thể giúp công ty xây dựng và phát triển lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ hiện có và tiềm năng khác. Các công ty ngày nay đã thấy vai trò này ngày càng quan trọng hơn, đó là lý do tại sao họ thường xây dựng các chiến lược dài hạn. với các nhà cung cấp để kiểm soát tốt hơn việc cung cấp các yếu tố đầu vào và thậm chí tiến tới cấp quản trị nhà cung cấp, tức là họ áp dụng chiến lược hội nhập về phía sau, để có thể gia tăng khả năng kiểm soát nguồn cung, tránh những nguy cơ và rủi ro đến từ nhà cung cấp độc lập.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đề tài PHÂN TÍCH CHIẾN lược MARKETING của tập đoàn TRUNG NGUYÊN LEGEND (Trang 27 - 29)