Một số loại thuốc kháng sinh sử dụng nhiều tại trang trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thịt tại trại lợn quân dung, làng mon, xã thịnh đức, thành phố thái nguyên (Trang 31 - 34)

* Thuốc Hitamox LA

- Thành phần: Amoxilin trihydrate

- Cùng các thành phần và tá dược khác có trong sản phẩm - Liều dùng: 1ml/10 kg TT/2ngày, dùng liên tục 3-5 liều

- Cách dùng: Tiêm sâu vào bắp thịt, 2 ngày 1 lần

- Cơ chế tác dụng:

Trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu-sinh dục ở lợn, trâu, bò, cừu, viêm khớp, viêm vú.

* Thuốc Cef RX

- Đặc trị bệnh hô hấp trên heo

- Chỉ tiêm 1 liều duy nhất

- Thành phần: Ceftiofur

- Chỉ định: Trị bệnh nhiễm trùng hô hấp trên heo.

- Chống chỉ định: Không dùng cho vật nuôi có tiền sử quá mẫn với thành phần thuốc.

- Liều lượng, cách dùng:

Tiêm bắp thịt vùng cổ sau tai 1 liều duy nhất 1 ml/20 kg thể trọng. Không tiêm quá 5 ml/vị trí. Heo > 100 kg phải tiêm ở nhiều vị trí.

- Lưu ý: Lắc kỹ trước khi dùng.

- Thời gian ngưng sử dụng thuốc: Hạ thịt: 14 ngày

- Bảo quản: Nơi khô, thoáng mát, nhiệt độ không quá 300C, tránh ánh sáng trực tiếp. Dùng lọ thuốc trong vòng 14 ngày sau khi rút liều đầu tiên.

* Thuốc diclodol

Thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt Bio-Diclofenac Thành phần trong 100ml

- Diclofenac (as sodium): 2,5 g

- Dung môi vừa đủ: 100 ml

Công dụng: Diclofenac là thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt thuộc nhóm không steroid, điều trị hiệu quả các bệnh viêm khớp cấp và mãn tính; thoái hóa khớp gây bại liệt; viêm cơ; viêm gân; viêm dây thần kinh; điều trị chấn thương; sau phẫu thuật; chứng gây co thắt ở ngựa; ở trâu, bò, lạc đà, dê, cừu, ngựa, chó, mèo, heo

Liều lượng:

- Trâu, bò, ngựa, lạc đà: 10 – 15 ml/con

- Heo, bê, dê, cừu: 2 – 5 ml/con

- Heo con: 1 – 2 ml/con

- Chó, mèo: 0,3 – 1 ml/con

Cách dụng: tiêm bắp, trường hợp khẩn cấp có thể tiêm tĩnh mạch, 3 – 5 ngày Chống chỉ định: không dùng cho thú mẫn cảm với thành phần của thuốc Thời gian ngưng thuốc: thịt: 5 ngày

Bảo quản: nơi khô, thoáng, nhiệt độ không quá 30 độ C

* Thuốc enrofloxacin

- Giới thiệu về Enrofloxacin

Enrofloxacin là một tác nhân hóa học trị liệu có công thức hóa học là C19H22FN3O3. ENRO được hình thành từ lớp thứ 3 của fluoroquinolone dẫn xuất trong axit cacboxylic, có tác dụng kháng khuẩn đối với một loạt các vi khuẩn Gram âm và Gram dương, được sử dụng như một loại kháng sinh dành cho người cũng như động vật.

Thuốc thường ở dạng bột, kết tinh trắng, ít tan trong nước, nhưng tan tốt trong dung môi hữu cơ. Enrofloxacin được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa của

hầu hết động vật, thậm chí là cơ thể người. Sau khi uống/ tiêm, thuốc phân bố chủ yếu ở gan, thận và phổi và thấp nhất là ở não.

Trong thú y, kháng sinh ENRO được chỉ định chữa các bệnh nhiễm khuẩn đơn, nhiễm khuẩn kep và Mycoplasma - dạng vi khuẩn có kích thước nhỏ nhất, không có thành tế bào và phần lớn ký sinh hoặc hội sinh ở cơ thể người, động vật và thực vật. Loại kháng sinh này cũng được dùng phổ biến để điều trị chữa các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn kết hợp đường hô hấp và đường tiêu hóa ở vật nuôi.

Tuy nhiên, tính từ năm 2005 sản phẩm này bị hạn chế, thậm chí cấm sử dụng cho gia cầm bởi tính gây hại cao, đặc biệt hạn chế sử dụng trên các loài động vật phát triển nhanh như chó, mèo vì có khả năng ảnh hưởng đến sụn, khớp. Trong năm 2016, Cục thú y quyết định tạm dừng nhập khẩu 3 tháng đối với nguyên liệu kháng sinh Enrofloxacin để kinh doanh, sản xuất thuốc thú y cho mục đích sử dụng trong nước. Kể từ sau đó, các hoạt động sản xuất, chăn nuôi có sử dụng kháng sinh cũng bị kiểm soát chặt chẽ, cẩn thận hơn.

- Ứng dụng của enrofloxacin trong thú y

Kháng sinh Enrofloxacin sử dụng cho vật nuôi thường dưới dạng thuốc uống hoặc tiêm dưới da. ENRO có thể hoạt động độc lập không cần kết hợp cùng một số hợp chất kháng sinh nền, cơ chế chính của kháng sinh này là đình chỉ hoạt động của enzyme gyrase, phụ thuộc vào sự sao chep của chuỗi xoắn DNA trong nhân tế bào của mầm bệnh.

Enrofloxacin trị khá tốt các bệnh liên quan tới viêm nhiễm đường tiết niệu sinh dục, hội chứng MMA, đặc biệt tốt nếu nhiễm khuẩn do ECOLI phù đầu sưng mặt, phân trắng, phân vàng ở heo con.

Các bệnh tiêu chảy do phó thương hàn, tụ huyết trùng và một số khuẩn gây bệnh đường ruột tiêu chảy khác ở vật nuôi cũng có thể được chữa trị bằng loại kháng sinh này. Sự phối hợp ENRO với 1 kháng sinh khác là không cần thiết, có khi còn làm phản tác dụng của thuốc.

Tuy là loại kháng sinh phổ biến và được ứng dụng nhiều - do khả năng ức chế vi khuẩn cao nhưng đây cũng là một loại kháng sinh dễ “phản tác dụng”. Theo mức độ sử dụng và tính chất cơ thể mỗi loài, Enrofloxacin cho gia cầm và động vật được đánh giá thuộc về các chất độc hại vừa phải, sử dụng cần có liều lượng và hạn chế tối đa.

- Các lưu ý khi sử dụng

Các vị trí tiêm Enrofloxacin vào cơ thể động vật: dưới da mỗi ngày một lần để điều trị cho bê, cừu, chó, mèo, thỏ, hoặc tiêm bắp đối với heo. Liều dùng được chỉ định vào khoảng 1ml thuốc trên 20kg khối lượng cơ trong khoảng thời gian từ 3-5 ngày (đối với bê, cừu và lợn), liều 1ml cho mỗi 10kg trọng lượng cho thỏ, chó và mèo trong nước trong 5 ngày. Đặc biệt đối với bệnh mãn tính, thời gian sử dụng ENRO có thể keo dài đến 10 ngày.

Song, như Animaid đã nhắc đến từ trước, ENRO là một loại kháng sinh có tính phổ biến cao, nhưng tác dụng phụ cũng tương đối nhiều và dễ để lại các di chứng. Với mức độ nhạy cảm của từng loài vật có thể xảy ra những dấu hiệu tác dụng phụ như: vật nuôi bỏ ăn, ói mửa, cơ thể của động vật mất thăng...

Trong một vài trường hợp sẽ dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn và khi phát hiện dấu hiệu lạ ở vật nuôi khi sử dụng ENRO cần phải lập tức dừng lại hoặc thay thế thuốc bằng một kháng sinh khác.

Mặc dù việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi, nhưng nếu yêu cầu nền công nghiệp này tuyệt đối không sử dụng kháng sinh có lẽ cũng cần thời gian dài và nhiều khó khăn. Với một loại kháng sinh phổ biến như Enrofloxacin thì khi sử dụng cũng cần lưu ý tính an toàn và đảm bảo cho vật nuôi và nguồn thịt cung ứng ra thị trường.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thịt tại trại lợn quân dung, làng mon, xã thịnh đức, thành phố thái nguyên (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w