Những triệu chứng lâm sàng chính của lợn mắc bệnh

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thịt tại trại lợn quân dung, làng mon, xã thịnh đức, thành phố thái nguyên (Trang 50)

Để chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị có hiệu quả cao, em và cán bộ kỹ thuật của trại đã dựa vào những triệu chứng điển hình của lợn mắc bệnh để từ đó đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp. Kết quả về những triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh được thể hiện qua bảng 4.6.

Bảng 4.6. Những triệu chứng chính của lợn mắc bệnh Tên bệnh Hội chứng Tiêu chảy Hội chứng hô hấp Hội chứng Viêm khớp Liên cầu khuẩn Viêm hồi tràng

Qua bảng 4.6 cho thấy lợn mắc tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp có những triệu chứng như:

- Lợn mắc hội chứng tiêu chảy: Phân loãng, tanh, khắm, trắng chiếm tỷ lệ là 91,11%. Vì tiêu chảy nhiều nên lông xù, mắt lõm sâu, nhợt nhạt chiếm 57,77%. Các triệu chứng khác như sốt, bỏ ăn, mệt mõi, ủ rũ, lười vận động giao động từ 43,33 – 50%

- Lợn bị hội chứng hô hấp: Sốt, ho nhẹ, chảy nước mũi ít chiếm tỷ lệ 100%. Vì khó thở nên lợn ngồi thở như chó, há mồm to để thở, bụng giật

- Lợn bị hội chứng viêm khớp: Què, đi khập khễnh, mất thăng bằng chiếm tỷ lệ 99,82%. Các triệu chứng khớp đau, sưng đỏ chiếm tỷ lệ 100%.

- Lợn bị liên cầu khuẩn, lợn đi loạng choạng có triệu chứng thần kinh giật cầu mắt, bơi trèo, co giật chiếm tỉ lệ thấp 0,54%

- Bệnh viêm hồi tràng, chiếm tỷ lệ thấp nhất với 0,36%

4.2.3. Kết quả điều trị bệnh cho lợn tại cơ sở

Chúng em đã tiến hành điều trị bệnh cho lợn bằng một số loại thuốc kháng sinh và hóa dược, kết hợp với một số loại thuốc tăng cường sức đề kháng, thuốc bổ, các chất điện giải để nâng cao sức đề kháng. Kết quả được thực hiện ở bảng 4.7

Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh cho lợn

Tên bệnh Tiêu chảy Viêm phổi Viêm khớp Liên cầu khuẩn Viêm

Qua bảng 4.7 cho thấy:

Khi sử dụng các loại kháng sinh trên chúng em còn kết hợp cùng với thuốc trợ lực điện giải như gluco K, C để có hiệu quả tốt hơn.

Qua kết quả điều trị cho thấy:

Phác đồ dùng thuốc Enrofloxacin trộn với thức ăn hỗn hợp có 90 con khỏi 88 con điều trị chiếm 97,77%. Ngoài ra còn trộn thêm thuốc vào cám là

Amoxcolistin với liều 100g/1000kg thể trọng.

Điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp khi dùng thuốc Cef Rx điều trị cho 160 con có 155 con khỏi bệnh tỷ lệ chiếm 96,87%

Điều trị viêm khớp bằng 2 loại thuốc có hiệu quả rất cao đạt 100% với thuốc Hitamox LA, chỉ 1 heo không khỏi đối với thuốc dexamethason

Điều trị liên cầu khuẩn và Viêm hồi tràng, do trại không co thuốc đặc trị với bệnh liên cầu khuẩn chỉ tiêm thuốc hạ sốt và hỗ trợ dễ thở nên tỷ lệ khỏi bệnh thấp 33,33%, bệnh viêm hồi tràng do phát hiện muộn nên cũng chỉ kịp thời chữa cho khỏi 1 con tỉ lệ 50%

Qua đó, em cũng khuyến cáo người chăn nuôi nên sử dụng các thuốc trên để điều trị cho lợn mắc bệnh, để tránh thiệt hại tối đa nhất có thể.

4.3. Các công tác khác

Ngoài những việc trên, em còn tham gia một số công việc khác như:

- Kiểm tra vòi nước uống

- Thông tắc ống nước

- Xuất lợn

- Thay vòi nước uống

- Rửa chuồng và tắm cho lợn

- Thêm vôi đầu chuồng

Bảng 4.8. Kết quả thực hiện công tác khác

TT Công việc

1 Kiểm tra vòi nước uống

2 Thông tắc ống nước

3 Xuất lợn

4 Thay vòi nước uống

5 Rửa chuồng và tắm cho lợn

6 Thêm vôi đầu chuồng

7 Tăng đường nước uống

Kết quả bảng 4.8 cho thấy: kết quả thực hiện khối lượng công việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt em đã rút ra được một số hiểu biết về quy trình chăm sóc đàn lợn.

Lợn nuôi theo quy mô chăn nuôi tương đối chuyên nghiệp do đó hệ thống máng ăn và máng uống là tự động nhưng không hoàn toàn cám cho heo ăn vẫn phải chở vào chuồng, do đó việc vệ sinh máng ăn, máng uống cho lợn là rất ít, phần lớn sau một lứa lợn xuất chuồng mới phải tiến hành cọ rửa, sát trùng máng ăn, máng uống. Ngoài ra, việc rửa máng ăn chỉ thực hiện trong trường hợp khi cọ rửa toàn chuồng còn thường ngày chỉ lấy dẻ lau cho sạch tương đối tránh tình trạng máng ăn bị mốc bám dính đầy trong máng ăn, nước bắn vào máng ăn làm ướt máng, thì mới tiến hành cọ rửa để tránh làm cho thức ăn bị mốc do máng ăn bị ướt. Chính vì lý do này mà kết quả thực hiện việc vệ sinh rửa máng ăn là rất ít.

Việc kiểm tra vòi uống và cho lợn ăn hàng ngày em thực hiện được tổng 171 lần. Mỗi ngày khi cho lợn ăn, em thường tiến hành kiểm tra vòi nước uống, hệ thống máng nước uống cũng là hệ thống tự động, nhưng hàng ngày nên kiểm tra vòi nước uống của lợn để xem các núm uống hoạt động

bình thường không. Mầu sắc của nước trong hay đục, từ đó sẽ giúp xử lý các vấn đề liên quan đến nguồn nước một cách nhanh nhất và hiệu quả.

Công việc rửa chuồng và tắm cho lợn cũng được quan tâm, tuy nhiên ở trại hiện nay đang áp dụng theo phương pháp mới, hạn chế việc tắm cho lợn, khi lợn bẩn thì chỉ phụt nước rửa những phần cơ thể bị bẩn, trong trường hợp quá bẩn thì mới tiến hành tắm cho lợn. Vì hiện nay khoa học cũng đã nghiên cứu và chứng minh không nên tắm cho lợn thường xuyên, vì khi tắm, cơ thể lợn phải huy động năng lượng để tỏa nhiệt, do vậy sẽ làm cho phần mỡ lưng của lợn tích tụ nhiều. Đối với mùa đông, trại thường hạn chế việc tắm cho lợn, chỉ tiến hành tắm vào những ngày nắng ấm, từ khoảng thời gian 10 – 11h trưa, tùy vào nhiệt độ của từng ngày. Bất kể mùa nào lợn phải trên 50kg và nhiệt độ chuồng quá 30 độ C thì mới tiến hành tắm lợn và cũng nên hạn chế.

Việc rửa chuồng cũng được áp dụng giống như việc tắm lợn. Trại hạn chế việc rửa chuồng, chỉ tiến hành cào phân, chỉ tiến hành rửa từng chỗ bị bẩn. Hạn chế việc làm ướt chuồng, việc xịt rửa chuồng chỉ tiến hành khi đã xuất bán hết lợn khi đó phải xịt rửa thật sạch để khi sát trùng toàn chuồng lúc nhập heo mới đạt hiệu quả khử trùng cao nhất

Việc pha khử trùng nước rất quan trọng nếu nước không được xử lý khi lợn uống sẽ rất dễ nhiễm bệnh đặc biệt là rất dễ bị tiêu chảy nếu uống phải nước bẩn, khi có lứa lợn mới về phải kiểm tra hết đường ống, vòi dẫn nước và núm uống phải bấm cho nước cũ tồn trong ống từ lứa trước ra hết.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua 6 tháng thực tập tại trại, em đã được học hỏi nhiều về kiến thức cũng như các thao tác kỹ thuật trong chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt. Kết quả thu được như sau:

- Thực hiện tốt quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng lợn.

- Công tác vệ sinh phòng bệnh và phòng bệnh bằng vắc xin cho lợn đạt tỷ lệ 100%

- Đã phát hiện kịp thời đa số lợn ốm và cách ly điều trị.

- Lợn mắc bệnh tiêu chảy chủ yếu ở giai đoạn sau cai sữa, lúc mới nhập về trại tỉ lệ từ 5 – 16,36%

- Đã sử dụng thuốc Cef RX (ceftiofur) để điều trị bệnh viêm phổi cho lợn, tỷ lệ lợn khỏi bệnh là 96,87%.

- Đã sử dụng thuốc norfloxacin để điều trị bệnh tiêu chảy cho lợn, tỷ lệ lợn khỏi bệnh là 97,77%.

- Đã sử dụng thuốc Hitamox LADexamethasone để điều trị bệnh viêm khớp cho lợn, tỷ lệ lợn khỏi bệnh là 90%.

- Ngoài ra, em còn tham gia một số công tác khác tại trại.

5.2. Tồn tại

- Thời gian thực tập tốt nghiệp có hạn nên còn nhiều kiến thức trên lớp chưa được áp dụng vào quá trình thực tập.

- Do chưa quan sát được kĩ trong giai đoạn đầu đợt thực tập và tách lọc kịp thời, trình độ thực tế còn thấp nên nảy sinh một số vấn đề như:

+ Lợn bị hô hấp hàng loạt do bí chuồng, mùi chuồng

+ Một số heo bị sốt, gầy còm chưa tách lọc xuống ô bệnh được sớm dẫn tới heo chết do những lợn khỏe khác trong ô cắn.

5.3. Đề nghị

Qua thời gian thực tập tại trại Quân Dung - xóm Làng Mon - xã Thịnh Đức - Thành phố Thái Nguyên- tỉnh Thái Nguyên, em xin phep đưa ra một số đề xuất như sau:

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn để giảm tỷ lệ lợn mắc hội chứng tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp.

- Cần đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị dự phòng, cũng như những loại thuốc cần thiết trong trang trại tránh tình trạng thiếu thuốc trong thời gian keo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe của lợn.

- Trang trại cần xử lý những chỗ còn giỗ trên bề mặt nền chuồng, che chắn ánh nắng tốt hơn ở phần đầu chuồng có thể thì nên hạ trần chuồng xuống thấp khoảng 20cm để hút được lưu lượng gió tối ưu hơn mát chuồng hơn.

* Đối với nhà trường:

- Em rất mong nhà trường và ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y tạo điều kiện cho sinh viên được thực tập nhiều hơn về việc chăm sóc, nuôi dưỡng phòng và trị bệnh cho cả lợn đẻ và lợn thịt, cũng như từ khâu úm cho đến khi trưởng thành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Tài liệu tiếng Việt

1. Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc (2007), “Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae trong bệnh viêm màng phổi lợn”,

Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XVI số 2, Hội Thú y Việt Nam.

2. Sa Đình Chiến, Cù Hữu Phú (2016), “Vai trò của vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con dưới hai tháng tuổi ở Sơn La và biện pháp phòng trị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 23(3), tr.65

3. Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sư ̣biến động một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ điều tri, ̣Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Chí Dũng (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị, Luận án Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.

5. Nghiêm Thị Anh Đào (2008), Xác định vai trò của vi khuẩn E.coli gây hộichứng tiêu chảy ở lợn con trên địa bàn ngoại thành Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.

6. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh lợn nái và lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Trương Quang Hải, Nguyễn Quang Tính, Nguyễn Quang Tuyên, Cù Hữu Phú, Lê Văn Dương (2012), “Kết quả phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của các chủng Streptococcus suisPasteurella multocida ở lợn mắc viêm phổi tại tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, 19(7), tr.71 - 76.

8. Trần Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli, Salmonella và Clostridium perfringens gây tiêu chảy ở lợn tại 3 tỉnh phía Bắc và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp.

9. Trần Thị Hạnh, Đặng Xuân Bình, Lưu Quỳng Hương (2004), Xác định vai trò của vi khuẩn E. coli và Cl. perfringens trong bệnh tiêu chảy ở lợn con

giai đoạn theo mẹ, chế tạo các sinh phẩm phòng bệnh, Viện Thú y 35 năm xây dựng và phát triển (1969 - 2004), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội,

10. Herenda D, Chambers P.G., Ettriqui, Soneviratna, Daislva I.J.P., (1994), Bệnh viêm phổi, Cẩm nang về kiểm tra thịt tại lò mổ dùng cho các nước đang phát triển, tr. 175 - 177.

11. Nguyễn Bá Hiên (2001), Một số vi khuẩn đường ruột thường gặp và biếnđộng của chúng ở gia súc khoẻ mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng ngoại thành Hà Nội, Luận án Tiến sĩ nông nghiệp.

12. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

13. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (1997), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

14. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang, Bạch Quốc Thắng (2006), 17 bệnh mới của lợn, Nxb Lao Động - Xã Hội, tr.5, 64.

15. Lê Văn Lãnh, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Trịnh Đình Thâu, Đặng Hữu Anh, Đỗ Ngọc Thúy và Nguyễn Bá Hiên (2012), “Phân lập một số vi khuẩn cộng phát gây bệnh ở lợn nghi mắc bệnh suyễn, đề xuất biện pháp phòng trị bệnh”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XIX, (số 2/2012), tr. 30.

16. Trần Đình̀ Miên, Nguyễn Hải Quân, Vũ Kính Trực (1975), Chọn giống và nhân giống gia súc, Nxb Nông nghiệp, tr.48 - 127.

17. Hồ Văn Nam, Trương Quang, Phùng Quốc Chướng, Chu Đức Thắng, Phạm Ngọc Thạch (1997), “Hê ̣vi khuẩn gây bệnh viêm ruột ỉa chảy ở lợn”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, Tập IV (số1), tr.15 - 22.

18. Nguyễn Thị Bích Ngà (2015), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòng trị bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Luận án Tiến sĩ thú y, ĐH Nông

Lâm Thái Nguyên.

19. Nguyễn Thị Ngữ (2005), Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợntại huyện Chương Mỹ - Hà Tây, xác định một số yếu tố gây bệnh của vi

khuẩn E.coli và Samonella, biện pháp phòng trị, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Nguyễn Ngọc Nhiên (1996), Vai trò của một số vi khuẩn đường hô hấp trong hội chứng ho thở truyền nhiễm ở lợn và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp, tr. 59.

21. Sử An Ninh (1993), “Kết quả bước đầu tìm hiểu nhiệt độ, đô ̣ẩm thíchhợp phòng bệnh lợn con phân trắng”, Kết quả nghiên cứu khoa học, Khoa chăn nuôi thú y, Đại học Nông Nghiệp I (1991 - 1993), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr.48.

22. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Nguyễn Thu Hằng, Âu Xuân Tuấn, Nguyễn Bích Thủy, Vũ Ngọc Quý (2005), “Xác định nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp của lợn nuôi tại một số tỉnh phía Bắc”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập VII, (số 4/2005).

23. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, ̣tr.11 - 58.

24. Nguyễn Mạnh Phương, Cù Hữu Phú, Văn Thị Hường, Nguyễn Bá Tiếp (2012), “Một số đặc điểm của Salmonella spp. gây tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa tại một số trang trại nuôi công nghiệp tại miền Bắc”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XIX, (số 5/2012), tr. 34.

25. Nguyễn Văn Tâm, Cù Hữu Phú (2006), “Phân lập vi khuẩn Salmonella

gây hội chứng tiêu chảy cho lợn con tiêu chảy ở lợn nuôi tại Vĩnh Phúc và biện pháp phòng tr”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XIV, (số

2/2006).

26. Bạch Quốc Thắng (2011), Nghiên cứu sử dụng vi khuẩn nhóm Lactobacillus trong phòng trị bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ, Luận ánTiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viên Thú Y Quốc Gia, Hà Nội.

27. Nguyễn Thiện, Trần Đình Miên, Võ Trọng Hốt (2005), Con lợn ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp.

trong các trường THCN, Nxb Hà Nội, tr.18 - 19 - 151 - 154.

29. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Bá Tiếp (2013), “Vai trò của Escherichia coli

Salmonella spp. trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con trước và sau cai sữa nghiên cứu trên mô hình trại nuôi công nghiệp”, Tạp chí khoa học và Phát triển, tập 11, số 3, tr. 318 - 327.

30. Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (2010), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn Clostridium perfringens trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con tại Phú Thọ và biện pháp phòng trị, Luận vănThạc sĩ khoa học Nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thịt tại trại lợn quân dung, làng mon, xã thịnh đức, thành phố thái nguyên (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w