Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thịt tại trại lợn quân dung, làng mon, xã thịnh đức, thành phố thái nguyên (Trang 38)

* Bệnh viêm phổi do Mycoplasma (Bệnh suyễn lợn)

Kielstein P. (1966) [43] và nhiều tác giả khác cho rằng: vi khuẩn

Pasteurella multocida là một trong những tác nhân chính gây bệnh viêm phổi

ở lợn. Trong đó, chủ yếu là do Pasteurella multocida type A gây ra và một phần nhỏ do Pasteurella multocida type D.

Clifton Harlley và cs. (1986) [40], đã nghiên cứu và xác định được vi khuẩn Streptococcus suis luôn có mặt trong hạch amidan và xoang mũi của lợn khỏe mà không có triệu chứng lâm sàng, nhưng chúng là một trong những tác nhân gây bệnh ở lợn khi có điều kiện thuận lợi. Bệnh do Streptococcus suis gây ra có thể phát sinh dịch bệnh vào đầu mùa xuân hoặc sau những thay đổi thời tiết đột ngột Streptococcus suis là những nguyên nhân của những ổ dịch nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm khớp, viêm hạch dưới hàm. Bên cạnh đó Streptococcus suis có liên quan đến viêm não tủy, viêm phế quản phổi, viêm màng bao tim.

Theo Herenda D (1994) [10], viêm phổi là hiện tượng viêm do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng hoặc các tác nhân vật lý và hoá học gây ra. Nó thường kèm với viêm phế quản, viêm phế nang và viêm màng phổi. Vì thế thuật ngữ “viêm phổi - phế quản” thường được sử dụng để chỉ bệnh này. Ở lợn, bệnh viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae và viêm phổi màng phổi do Haemophilus pleuropneumoniae là hay gặp nhất.

Theo Katri Levonen (2000) [42], việc chẩn đoán M. hyopneumoniae có thể dựa trên phương pháp chẩn đoán truyền thống là: phát hiện những biểu hiện lâm sàng của hội chứng viêm phổi và việc kiểm tra những tổn thương sau khi giết mổ dùng phản ứng kết tủa và phản ứng phân lập Pasteurella multocida thành 12 type (được ký kiệu từ 1 đến 12).

* Hội chứng tiêu chảy ở lợn

Smith (1967) [44] cho biết: có 2 loại độc tố là thành phần chính của Enterotoxin được tìm thấy ở các vi khuẩn gây bệnh. Sự khác biệt của 2 độc tố này là độc tố chịu nhiệt (Heat Stabletoxin - ST) chịu được nhiệt lớn hơn 1.000ºC trong 15 phút, còn độc tố không chịu nhiệt (Heat labiletoxin - LH) bị vô hoạt ở nhiệt độ 600ºC trong 15 phút.

Sokol và cs. (1981) [45] cho rằng: vi khuẩn E.coli cộng sinh có mặt thường trực trong đường ruột của người và động vật, trong quá trình sống vi

khuẩn có khả năng tiếp nhận các yếu tố gây bệnh như: yếu tố bám dính (K88, K89), yếu tố dung huyết (Hly), yếu tố cạnh tranh (Colv), yếu tố kháng sinh

(R) và các độc tố đường ruột. Các yếu tố gây bệnh này không được di truyền qua DNA của chromosome mà được di truyền qua DNA nằm ngoài chromosome gọi là plasmid. Những yếu tố gây bệnh này đã giúp cho vi khuẩn

E.coli bám dính vào nhung mao ruột non, xâm nhập vào thành ruột, phát triển với số lượng lớn. Sau đó vi khuẩn thực hiện quá trình gây bệnh của mình bằng cách sản sinh độc tố, gây triệu chứng ỉa chảy, phá hủy tế bào niêm mạc ruột.

Glawischning và Bacher (1992) [41], lại xác định Clostridium perfringens type A và type C là một trong những nguyên nhân gây ỉa chảy và đã gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi lợn.

Cùng với sự phân lập và nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của E. coli,

việc nghiên cứu và sản xuất các chế phẩm phòng tiêu chảy ở lợn cũng được các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm. Akita E.M và NakaiS. (1993) [38], đã nghiên cứu sản xuất kháng thể đặc hiệu qua lòng đỏ trứng gà dùng trong phòng và chữa bệnh tiêu chảy ở lợn con.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Đối tượng và phạm vi thực hiện

- Đàn lợn thịt nuôi tại trại lợn Quân Dung.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Trại lợn Quân Dung, xóm Làng Mon, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

- Thời gian thực hiện: từ 10/12/2020 đến 1/6/2021

3.3. Nội dung và các chỉ tiêu theo dõi

3.3.1. Nội dung thực hiện

- Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng

- Áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại.

3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi

- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn tại trại

- Tình hình mắc một số bệnh trên lợn tại trại.

- Triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh

- Hiệu lực điều trị bệnh một số phác đồ điều trị.

3.4. Phương pháp thực hiện

3.4.1. Phương pháp theo dõi, thu thập thông tin

3.4.1.1. Phương pháp điều tra

- Phương pháp điều tra gián tiếp:

+ Tiến hành điều tra thông qua sổ sách của cơ sở về tình hình chăn nuôi mắc một số bệnh trong 3 năm gần đây.

+ Điều tra thống kê tình hình chăn nuôi tại cơ sở.

- Phương pháp điều tra trực tiếp:

+ Thống kê đàn lợn cần điều tra, lập sổ sách theo dõi.

+ Hàng ngày theo dõi sức khỏe đàn lợn, chẩn đoán lâm sàng, phát hiện những con mắc bệnh ghi chep, phân loại.

+ Tách lọc heo bệnh để quan sát tốt hơn

3.4.2.2. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu - Tỷ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = - Tỷ lệ khỏi: Tỷ lệ lợn khỏi (%) = - Tỷ lệ chết: Tỷ lệ lợn chết (%) =

Phần 4

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

4.1. Kết quả áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnhcho lợn tại trại cho lợn tại trại

4.1.1. Công tác chăn nuôi

Trong chăn nuôi nói chung, giống là tiền đề ảnh hưởng rất lớn hiệu quả chăn nuôi. Để đạt được năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, trước tiên phải chú ý đến con giống nên trong thời gian thực tập tại trại em cùng kĩ thuật trại tiến hành chọn lọc, phân loại con giống, chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt đạt năng suất cao.

Thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại, khu vực xung quanh cũng như môi trường chung, đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y tạo môi trường để lợn sinh trưởng phát triển mạnh, cho hiệu quả kinh tế cao.

* Công việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn ngoại nuôi thịt tại trại Quân Dung được thực hiện theo các bước sau:

+ Sau khi tắm sát trùng, thay quần áo bảo hộ, bắt đầu vào chuồng thực hiện công việc buổi sáng.

+ Phun sát trùng bao thức ăn hỗn hợp trước khi đẩy vào chuồng.

+ Kiểm tra chuồng trại:

Kiểm tra sức khỏe đàn lợn: Đi dọc từ đầu đến cuối chuồng, nhìn tổng quát kiểm tra sức khỏe đàn lợn và đánh dấu những con có biểu hiện khác thường.

Kiểm tra máng ăn, nước uống: Kiểm tra lượng thức ăn còn thừa trong silo, kiểm tra silo có bị ra thức ăn quá nhiều hay bị tắc do thức ăn bị mốc, đóng cục, đồng thời vặn mức điều chỉnh mức ra cám từng silo sao cho hợp lý.

Kiểm tra, điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng để bật, tắt đèn và điều chỉnh quạt trong chuồng nuôi hợp lý.

+ Vệ sinh chuồng trại: Quet nền chuồng, đẩy phân, xả máng nước cho lợn tắm, phun sát trùng trong và ngoài chuồng.

+ Đẩy thức ăn hỗn hợp và đổ cho lợn ăn: Sau khi kiểm tra chuồng xong thì ra kho đẩy thức ăn hỗn hợp đã phun sát trùng vào chuồng tùy vào lượng thức ăn phù hợp.

+ Làm các công việc như: gấp vỏ bao, dọn kho, vệ sinh nhà sát trùng, vệ sinh đường dẫn, hành lang trong chuồng nuôi, thay nước vôi hố sát trùng đầu chuồng, quet vôi, khử trùng chuồng trại, chạy dàn mát, đánh dấu và điều trị lợn, tách lọc lợn bệnh phát sinh, sữa chữa các đường ống nước bị hỏng, thông ống dẫn nước giàn mát.

+ Kiểm tra tổng thể chuồng trước khi nghỉ: kiểm tra sức khỏe lợn, kiểm tra máng ăn, nước uống, nhiệt độ, ánh sáng…

Bảng 4.1. Kết quả thực hiện công tác cho lợn ăn Giai đoạn cho ăn 3 tuần tuổi đến 11kg 12kg - 28kg 29kg - 96kg 96kg đến khi bán

Từ kết quả bảng 4.1 cho thấy: Tùy vào từng giai đoạn mà cho ăn từng loại thức ăn khác nhau.

Thức ăn hỗn hợp 9014 plus dành cho lợn con sau 3 tuần tuổi đến 11 kg với tổng khối lượng cho ăn của cả đàn là 1700 kg.

Thức ăn hỗn hợp GF02 dành cho lợn từ 12 kg - 28 kg với tổng khối lượng cho ăn của cả đàn là 13775 kg.

Thức ăn hỗn hợp GF03 dành cho lợn từ 29 kg - 96 kg với tổng khối lượng cho ăn của đàn là 80250 kg.

Thức ăn hỗn hợp GF04 dành cho lợn từ 96 kg đến xuất bán với tổng khối lượng cho ăn của cả đàn là 23750 kg.

Từ bảng trên em tính được FCR là 2,3 kg vượt chỉ tiêu của công ty cổ phần Greenfeed 0,1kg

Trong suốt thời gian thực tập tại trại, em đã trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi 550 lợn thịt và lần lượt cho ăn các loại thức ăn hỗn hợp 9014 plus, GF02, GF03, GF04 cho đến khi lợn đủ điều kiện để xuất chuồng.

Bảng 4.2. Kết quả công tác chăm sóc đàn lợn

Công việc

Cho lợn ăn

Quan sát sức khỏe lợn và kiểm tra sức khỏe đàn lợn Tách lọc lợn bệnh

Kiểm tra nhiệt độ chuồng

Từ kết quả bảng 4.2 cho thấy em đã tham gia vào việc chăm sóc đàn lợn và đã hoàn thành chỉ tiêu 100%.

4.1.2. Công tác thú y

4.1.2.1. Vệ sinh phòng bệnh

Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày, em tiến hành dọn vệ sinh, quet lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quet mạng nhện, lau kính và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng và hành lang trong chuồng, khơi thông cống rãnh, làm cỏ nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, hạn chế và ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.

Ngoài những biện pháp vệ sinh trên thì sau khi xuất lợn hết một chuồng em đã tham gia vào quá trình vệ sinh tổng chuồng theo các bước sau:

- Vệ sinh bên ngoài chuồng nuôi:

+ Vệ sinh đường đuổi lợn, vệ sinh cầu cân

+ Phun sát trùng khu vực ngoài chuồng.

+ Ngâm sát trùng quần áo bảo hộ, ủng, găng tay …

- Vệ sinh trong chuồng nuôi:

+ Hót sạch và phân trên nền chuồng.

+ Cọ rửa sạch sẽ: bạt trần, giàn mát, quạt (che chắn bằng túi nilon), máng ăn, thành chuồng, nền chuồng.

+ Quet vôi tường, thành chuồng, nền chuồng.

+ Phun sát trùng.

+ Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện, quạt, máy bơm, đường ống nước, núm uống, máng ăn

+ Xông focmon để trống chuồng và chờ lứa mới.

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi Công việc

Phun sát trùng

Dội vôi hàng lang chuồng Quet mạng nhện

Vệ sinh kho chứa cám Thay nước sát trùng

Quet vôi hành lang chuồng Vệ sinh khu vực quanh trại Vệ sinh nhà sát trùng

nên quet mạng nhện và vệ sinh khu vực quanh trại được quản lý trại hỗ trợ hoàn thành 100% số lần cần thực hiện.

Trong quá trình thực hiện em đã biết cách sử dụng các chất sát trùng Bio vx sát trùng chuồng trại pha với tỷ lệ 1/200, Omnicide sát trùng xe và tắm sát trùng tỉ lệ 1/250, nguồn nước sử dụng cho đàn lợn được khử trùng bằng cồn iot, sát trùng vết thương, vết loet bằng xanh methylen…

4.1.2.2. Kết quả phòng bệnh bằng vắc xin

Tại trang trại Quân Dung, quy trình phòng bệnh bằng vắc xin cho lợn luôn được thực hiện đầy đủ tích cực, chủ động và đúng kỹ thuật, quy trình. Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, đi từ khu vực này sang khu vực khác và hạn chế đi ra khỏi trại, khi các phương tiện vào trại phải được sát trùng nghiêm ngặt tại cổng vào trại.

Trại chỉ tiêm phòng vắc xin cho những con khoẻ mạnh không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh mãn tính khác để tạo khả năng miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Kết quả tiêm phòng vắc xin tại cơ sở được thể hiện ở bảng 4.4:

Bảng 4.4. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho lợn tại trại STT

1 2

Kết quả bảng 4.4. cho thấy, em đã được kỹ sư của trại hướng dẫn thực hiện nghiêm túc công tác tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn tại trại. Sau khi sử dụng vắc xin tiêm phòng dịch tả và lở mồm long móng cho lợn ở trại em nhận thấy: 100% số lợn đều không có biểu hiện bất thường

Qua quá trình thực hiện tiêm phòng, em đã nâng cao được nhận thức về ý nghĩa của công tác phòng bệnh và tự tin hơn, vững tay nghề hơn.

4.2. Kết quả phát hiện và điều trị bệnh cho đàn lợn tại cơ sở

4.2.1. Kết quả chẩn đoán, phát hiện bệnh ở lợn nuôi tại cơ sở

Trong thời gian thực tập, em đã theo dõi và phát hiện lợn tại cơ sở mắc một số bệnh viêm phổi, tiêu chảy và viêm khớp. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tình hình lợn mắc bệnh tại trại trong thời gian thực tập Tên bệnh

Hội chứng Hô hấp Hội chứng Tiêu chảy Hội chứng Viêm khớp Liên cầu khuẩn

Viêm hồi tràng

Qua bảng 4.5 cho thấy:

Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng tỷ lệ lợn mắc bệnh là khá cao, cụ thể: Chúng em tiến hành theo dõi 550 lợn thịt, có 160 con mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp, chiếm tỷ lệ 29,1 % tổng toàn đàn.

Đối với bệnh tiêu chảy, có 90 con mắc bệnh trong tổng số 550 con theo dõi, chiếm tỷ lệ 16,36% tổng toàn đàn

Bệnh viêm khớp có 10 con mắc bệnh trong tổng số 550 con theo dõi, chiếm tỷ lệ 1,81% tổng toàn đàn.

Bệnh liên cầu khuẩn, có 3 con mắc trên tổng số 550 con theo dõi, chiếm tỉ lệ 0,54 % tổng toàn đoàn

Bệnh viêm hồi tràng, có 2 con mắc trên tổng số 550 con theo dõi, chiếm tỷ lệ 0,36%.

4.2.2. Những triệu chứng lâm sàng chính của lợn mắc bệnh

Để chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị có hiệu quả cao, em và cán bộ kỹ thuật của trại đã dựa vào những triệu chứng điển hình của lợn mắc bệnh để từ đó đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp. Kết quả về những triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh được thể hiện qua bảng 4.6.

Bảng 4.6. Những triệu chứng chính của lợn mắc bệnh Tên bệnh Hội chứng Tiêu chảy Hội chứng hô hấp Hội chứng Viêm khớp Liên cầu khuẩn Viêm hồi tràng

Qua bảng 4.6 cho thấy lợn mắc tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp có những triệu chứng như:

- Lợn mắc hội chứng tiêu chảy: Phân loãng, tanh, khắm, trắng chiếm tỷ lệ là 91,11%. Vì tiêu chảy nhiều nên lông xù, mắt lõm sâu, nhợt nhạt chiếm 57,77%. Các triệu chứng khác như sốt, bỏ ăn, mệt mõi, ủ rũ, lười vận động giao động từ 43,33 – 50%

- Lợn bị hội chứng hô hấp: Sốt, ho nhẹ, chảy nước mũi ít chiếm tỷ lệ 100%. Vì khó thở nên lợn ngồi thở như chó, há mồm to để thở, bụng giật

- Lợn bị hội chứng viêm khớp: Què, đi khập khễnh, mất thăng bằng chiếm tỷ lệ 99,82%. Các triệu chứng khớp đau, sưng đỏ chiếm tỷ lệ 100%.

- Lợn bị liên cầu khuẩn, lợn đi loạng choạng có triệu chứng thần kinh giật cầu mắt, bơi trèo, co giật chiếm tỉ lệ thấp 0,54%

- Bệnh viêm hồi tràng, chiếm tỷ lệ thấp nhất với 0,36%

4.2.3. Kết quả điều trị bệnh cho lợn tại cơ sở

Chúng em đã tiến hành điều trị bệnh cho lợn bằng một số loại thuốc kháng sinh và hóa dược, kết hợp với một số loại thuốc tăng cường sức đề kháng, thuốc bổ, các chất điện giải để nâng cao sức đề kháng. Kết quả được thực hiện ở bảng 4.7

Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh cho lợn

Tên bệnh Tiêu chảy Viêm phổi Viêm khớp Liên cầu khuẩn Viêm

Qua bảng 4.7 cho thấy:

Khi sử dụng các loại kháng sinh trên chúng em còn kết hợp cùng với thuốc trợ lực điện giải như gluco K, C để có hiệu quả tốt hơn.

Qua kết quả điều trị cho thấy:

Phác đồ dùng thuốc Enrofloxacin trộn với thức ăn hỗn hợp có 90 con khỏi 88 con điều trị chiếm 97,77%. Ngoài ra còn trộn thêm thuốc vào cám là

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thịt tại trại lợn quân dung, làng mon, xã thịnh đức, thành phố thái nguyên (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w