Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thịt tại trại lợn quân dung, làng mon, xã thịnh đức, thành phố thái nguyên (Trang 34 - 38)

* Bệnh viêm phổi do Mycoplasma (bệnh suyễn lợn)

Theo nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và cs. (2006) [15], bệnh suyễn lợn (Swine enzootic pneumonia) có những tên gọi khác nhau như: viêm phổi

truyền nhiễm, viêm phế quản phổi lưu hành là một bệnh truyền nhiễm thường ở thể á cấp tính, cấp tính và lưu hành ở một địa phương, do Mycoplasma gây ra và đặc điểm là một chứng viêm phế quản phổi tiến triển chậm. Ngoài ra có nhiều loại vi trùng kế phát như: Streptococcus, Staphylococcus, Salmonella, Đặng Xuân Bình và cs. (2007) [1] khi nghiên cứu tình hình nhiễm

Actinobacillus, Pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn đã cho biết: Lợn thịt giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo đàn là 100%, trung bình 36,53% theo cá thể. Các tác giả cũng đã phân lập được vi khuẩn Actinobacillus, Pleuropneumoniae với tỷ lệ đạt 31,25 - 55,55%; trung bình là 37,83%.

Theo Trương Quang Hải và cs. (2012) [7], khi xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn S. suis phân lập được ở lợn mắc bệnh viêm phổi cho biết: các chủng vi khuẩn S. suis mẫn cảm cao với các loại kháng sinh như ceftiofur, florfenicol, amoxicillin, amikacin và có hiện tượng kháng lại một số kháng sinh streptomycin, neomycin, tetracycline. Điều này đã thể hiện theo thời gian vi khuẩn S. suis đã có hiện tượng kháng thuốc với một số kháng sinh thông dụng như streptomycin, neomycin, tetracycline và penicillin G.

* Hội chứng tiêu chảy ở lợn

Theo Trần Đức Hạnh (2013) [8], lợn con ở một số tỉnh phía Bắc mắc tiêu chảy và chết với tỷ lệ trung bình là 30,32% và 5,12%; tỷ lệ mắc tiêu chảy và chết giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất ở lợn giai đoạn từ 21 - 40 ngày (30,97% và 4,93%), giảm ở giai đoạn từ 41 - 60 ngày (30,27% và 4,75%).

Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Bá Tiếp (2013) [33] cho biết: vi khuẩn E. coliSalmonella là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong bệnh tiêu chảy ở lợn con trong chăn nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi công nghiệp như nghiên cứu này, E. coli có khả năng đóng vai trò nhiều hơn so với Salmonella.

Ngoài các vấn đề trên, hội chứng tiêu chảy còn bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh do virut, vi khuẩn... Các tác giả đều cho rằng, khi lợn bị

mắc tiêu chảy do các tác nhân là vi sinh vật thường làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết.

- Hội chứng tiêu chảy ở lợn con

Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn con vì vậy việc hiểu, đánh giá đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp chúng ta dễ dàng xử lý và đưa ra những giải pháp để kiểm soát bệnh.

Lợn con bị tiêu chảy gây thiệt hại kinh tế rất nặng nề cho người chăn nuôi, do ảnh hưởng tới cả quá trình chăn nuôi lợn. Nếu bệnh ở thể cấp tính thường làm chết heo dẫn tới hao hụt đầu con. Tuy nhiên nếu tiêu chảy ở lợn con được điều trị khỏi, hay bệnh ở thể mãn tính thì hệ thống tiêu hóa của lợn con cũng bị tổn thương do đó ảnh hưởng lớn tới sức tăng trưởng của lợn → điều này còn gây thiệt hại kinh tế lớn hơn việc thiệt hại đầu con ngay ở giai đoạn nhỏ.

Hội chứng tiêu chảy ở lợn con do rất nhiều nguyên nhân:

Do virus: có thể gây bệnh toàn thân nhưng tiêu chảy là một biểu hiện của bệnh như: tai xạnh, giả dại, … Một số chủ yếu gây bệnh chủ yếu trên đường tiêu hóa như; Rotavirus, virus gây bệnh PED, TGE …

Do vi khẩn: Cũng giống như virus nhưng thiệt hại thường không lớn do có thể kiểm soát – điều trị bằng kháng sinh.

Do cầu trùng: đây cũng là một nguyên nhân rất hay gặp và được điều trị hiệu quả bằng thuốc đặc trị cầu trùng.

Do các tác nhân môi trường, dinh dưỡng, chăm sóc cũng là những yếu tố thường xuyên gây tiêu chảy ở lợn con.

Trong bài viết này chúng ta đi tìm hiểu sâu vào từng nguyên nhân gây nên hội chứng tiêu chảy ở lợn con, gây thiệt hại nặng nề nhất trong chăn nuôi heo con và cùng có đưa ra một số giải pháp kiểm soát bệnh:

Hội chứng tiêu chảy ở lợn con do vi khuẩn:

E.coli:

E.coli vẫn là tác nhân phổ biến nhất gây hiện tượng tiêu chảy ở lợn ở mọi lứa tuổi.

Lợn con bị tiêu chảy phân vàng hoặc phân đen, mùi thối. Trong đàn có con phân vẫn bình thường hoặc táo bón. Lợn bị bệnh sốt cao, có hiện tượng tím tái, mắt sưng, đỏ, một số con bị sưng cả mặt.

Phòng bệnh:

Tiêm phòng cho lợn mẹ mũi 1 lúc 5 tuần trước sinh và nhắc lại mũi 2 lúc 3 tuần trước sinh bằng vắc xin TOBACOLI (do HANVET sản xuất) với liều 2ml/con.

Lợn con sau khi sinh ra trong vòng 24 giờ cho uống kháng thể Ecoli HANVET K.T.E (do HANVET sản xuất) với liều 1-3ml/con.

Lợn con sau sinh 14 ngà tiêm phòng vắc TOBACO (do HANVET sản xuất) với liều 1ml/con.

Điều trị:

Sử dụng kháng sinh để phòng và điều trị E. coli khá rẻ và hiệu quả: Dùng BIO COLI SP: với liều 2ml/con/lần đối với lợn con dưới 15 ngày, 4ml/con/lần đối với lợn con 15 ngày tuổi đến cai sữa; 8ml/con/lần đối với lợn con sau cai sữa

Dùng SPECTINOMYCIN 5% với liều 1ml/2kg, ngày uống 2 lần, liên tục trong 3-5 ngày

Dùng BIO NEW DIARRHEA STOP với liều 0,5ml/1,5-2kg thể trọng ngày 2 lần trong 3-4 ngày đối với lợn con theo mẹ; 0,5ml/2-2,5kg thể trọng ngày 2 lần trong 3-4 ngày đối với lợn sau cai sữa...

Mổ khám:

Bệnh tích không điển hình, có con tím tái toàn thân, tỷ lệ chết 50-60%, xác chết lạnh giá, nhày nhớt, lách sưng và dạ dày chứa nhiều cục sữa cha tiêu, hạch màng treo ruột sưng to, ruột sưng huyết.

Dùng kháng sinh tiêm:

Dùng NOVA COLISTIN với liều 1ml/10kg thể trọng, tiêm liên tục trong 3-5 ngày.

Dùng BIO ENROFLOXACIN50 với liều 1ml/10kg thể trọng, tiêm liên tục trong 3-5 ngày...

Clostridium:

Clostridium tuyp C thường gây viêm ruột fibrin nặng ở lợn con sơ sinh hay trong thời gian theo mẹ. Bệnh có biểu hiện phân thường đen hoặc có lẫn máu và thường gây chết nhanh với tỷ lệ cao. Clostridium perfringens tuyp A thường tồn tại mãn tính, gây bệnh ở mọi lứa tuổi và có biểu hiện khá giống với bệnh cầu trùng gây tiêu chảy ở lợn con.

Phòng bệnh:

Hiện tại chưa có vắc xin phòng bệnh. Phiện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè, thường xuyên phun sát trùng chuồng trại dụng cụ chăn nuôi và môi trường xung quanh.

Điều trị:

Hiện tại Amoxicillin đang là kháng sinh mẫn cảm và điều trị hiệu quả nhất. Dùng Han Clamox tiêm liều 1ml/15-20kg thể trọng, tiem liên tục trong 3-5 ngày

Kết luận:

Kiểm soát chung các bệnh gây tiêu chảy cho heo con thường liên quan mật thiết tới việc vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, môi trường khô ráo, đủ ấm và thông thoáng, đồng thời cần chăm sóc - quản lý heo nái thật tốt.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thịt tại trại lợn quân dung, làng mon, xã thịnh đức, thành phố thái nguyên (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w