- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?
3. Những kỉ niệm tuổi thơ nhà thơ sống bên bà
* Kỉ niệm năm lên bốn tuổi những năm tháng gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn được thể hiện qua thành ngữ “đói mòn đói mỏi” và qua hình ảnh “bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”. Đặc biệt đó là mùi khói bếp “chỉ nhớ khói” -> khiến nhà thơ xúc động…
* Kỉ niệm năm lên tám tuổi đó là sự cưu mang, dạy dỗ, chở che của bà dành cho cháu. Đó là tiếng chim tu hú từ cánh đồng xa vọng lại… Đó là những câu chuyện bà kể trong những ngày ở Huế…
* Kỉ niệm thời bom đạn, chiến tranh Đó là hình ảnh “cháy tàn, cháy rụi” -> gợi sự tàn khốc của chiến tranh -> bà gánh chịu tất cả để cho con yên tâm công tác nơi chiến khu. Đó là tình đoàn kết xóm làng khi giúp bà dựng lại túp lều tranh thật cảm động…
Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, quê ở Thạch Thất – Hà Nội. Ông thuộc lớp nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, tràn đầy cảm xúc, đề tài thơ thường đi vào khai thác những kỉ niệm, những kí ức thời thơ ấu và gợi những ước mơ tuổi trẻ. “Bếp lửa” là một trong số những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ ấy. Đặc biệt là đoạn thơ:
“ trích thơ”
NT: Điệp từ “một bếp lửa”, sử dụng từ láy “chờn vờn” và hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa” .
ND: Hình ảnh bếp lửa mờ ảo trong màn sương sớm và mờ nhòa trong kí ức của thời gian. Từ “ấp iu” gợi cho người đọc liên tưởng tới đôi bàn tay khéo léo nhóm lửa bà…
Hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa” gợi sự lam lũ, vất vả của bà, đó cũng chính là điều khiến cháu thương bà vô hạn.