Một là, định hướng và chiến lược phát triển của ngân hàng
Hoạt động kinh doanh để phát triển tốt và hiệu quả các ngân hàng cần xây dựng một định hướng và một chiến lược phát triển đúng đắn. Định hướng và chiến lược phát triển giúp ngân hàng đi đúng hướng và đạt được mục tiêu đã đề ra.
Các ngân hàng thường xây dựng định hướng trên cơ sở phân tích và dự kiến xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, khu vực, phân tích được các điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế của ngân hàng. Chiến lược phát triển của ngân hàng được xây dựng theo từng kỳ nhất định, có thể trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Chiến lược phát triển pháp mở rộng tín dụng bán lẻ thường nằm trong chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng, trong đó chiến lược mở rộng tín dụng bán lẻ bao gồm: chiến lược khách hàng, chiến lược xâm nhập thị trường, phát triển mạng lưới và đào tạo nhân sự, chiến lược dịch vụ, chiến lược doanh lợi.
Hai là, năng lực tài chính
Đây là yếu tố quan trọng có tính chất quyết định đến việc phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Năng lực tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng để ngân hàng có thể xâm nhập sâu hơn vào thị trường. Để phát triển dịch vụ ngân hàng, ngân hàng phải có tiềm lực tài chính vững mạnh để hiện đại hóa công nghệ, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho đa dạng hóa dịch vụ, đầu tư vào mạng lưới.
Ba là, cơ cấu tổ chức của ngân hàng
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng bao gồm hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, mạng lưới hoạt động của ngân hàng. Xây dựng một cơ cấu tổ chức phù hợp, gọn nhẹ, hiệu quả sẽ góp phần tăng năng suất và chất lượng làm việc, từ đó đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngày nay, các ngân hàng đều tập trung vào việc hiện đại hoá, xác định và phân cấp rõ ràng trách nhiệm của từng bộ phận, từng phòng/ban để đảm bảo cho việc xử lý luồng công việc hiệu quả.
Bốn là, mạng lưới chi nhánh và kênh phân phối
Do đối tượng của tín dụng bán lẻ là các cá nhân và hộ gia đình, do đó để phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng, để đưa sản phẩm tín
dụng bán lẻ đến tận tay người tiêu dùng thì việc phát triển mạng lưới chi nhánh và kênh phân phối đóng vai trò rất quan trọng. Mạng lưới của ngân hàng ngày càng được mở rộng bao gồm các chi nhánh, các phòng giao dịch, các điểm giao dịch, các quỹ tiết kiệm. Hệ thống mạng lưới và các kênh phân phối phát triển càng mạnh thì ngân hàng càng thu hút được nhiều khách hàng.
Năm là, ứng dụng công nghệ thông tin
CNTT được ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cải thiện môi trường làm việc, tăng nhanh tốc độ xử lý công việc, xử lí giao dịch với tốc độ an toàn cao hơn do giảm bớt sự can thiệp thủ công và vì vậy cải thiện được dịch vụ. Ngày nay, các ngân hàng nào ứng dụng được công nghệ thông tin vào sản phẩm, dịch vụ, tăng tiện ích của sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đó sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn.
Sáu là, nguồn nhân lực
Con người luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng. Để ứng dụng được công nghệ hiện đại, cán bộ ngân hàng cần phải được đào tạo thường xuyên để cập nhật và sử dụng các công nghệ mới. Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng thường có tính chất tương đồng và khá giống nhau do đó để tạo ra sự khác biệt, các ngân hàng thường phải chú trọng vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng vào công tác chăm sóc khách hàng trước và sau khi bán sản phẩm. Các ngân hàng cũng chú trọng vào kỹ năng bán hàng và xây dựng một phong cách bán hàng chuyên nghiệp. Ngày này, việc tổ chức các khoá đào tạo nhằm trang bị thêm các kiến thức cho cán b ộ ngân hàng ngày càng được các ngân hàng quan tâm và thực hiện thường xuyên.