4 .2Phân tích vi mô
5. CHIẾN LƯỢC MARKETING
5.1 Phân tích thị trường mục tiêu
5.1.1. Phân tích khách hàng mụctiêu
Về đặc điểm chung của đối tượng khách hàng B2C:
Tiêu chí
đánh giá Thu nhập Đối tượng Tuổi tác -Chịu ảnh hưởng lớn bởi tâm lý đám đông, dễ hòa vào trào lưu - Mong muốn sự thỏa mãn nhanh chóng, tin tưởng nhiều vào bạn bè hơn là quảng bá doanh nghiệp
-Mua hàng ở các doanh nghiệp được coi là có đạo đức, quan tâm tới nguồn
Đặc điểm gốc sản phẩm
-Sẵn sàng chi trả để có trải nghiệm dịch vụ tốt hơn -Tiêu dùng trở thành một biểu hiện của bản sắc cá nhân
-Thích trải nghiệm thực tế, có niềm đam mê, yêu thích với nấu nướng và các sản phẩm Do It Yourself (DIY)
Hành vi - Tiếp cận hằng ngày với Internet
-Quen thuộc với xu hướng mua hàng nhanh, mua hàng trực tuyến Bảng 5.1.1: Đặc điểm khách hàng
Về hướng tiếp cận:
• Kênh tiếp cận: Các trang mạng xã hội và các thương mại điện tử.
• Cách tiếp cận: Xây dựng câu chuyện thương hiệu thật ý nghĩa xoay quanh sản phẩm và dùng micro-influencers.
• Định giá tầm trung, đánh mạnh vào tính tiện lợi và ý nghĩa của sản phẩm. 29
Môn: Kinh t ỳ ề ả
5.1.2 Phân tích thị trường mục tiêu
Thị trường đồ ăn vặt tự nấu và quà tết ở TP. HCM:
- Có một số ít cá nhân cung cấp các set đồ tự nấu, tuy nhiên chưa có thương hiệu nổi tiếng chuyên cung cấp.
- Chưa có dịch vụ cung cấp các set đồ tự nấu với chứng minh nguồn nguyên liệu rõ ràng, minh bạch và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Chưa có dịch vụ đóng gói thành các bộ quà để đem đi biếu Tết.
Thị trường thương mại điện tử tại TP. HCM:
- Theo báo cáo của Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), với 53% dân số tham gia mua bán trực tuyến, đã đưa thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam trong năm 2020 tăng trưởng 18%, đạt 11,8 tỷ USD, ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
- Nghiên cứu của Nielsen chỉ ra rằng, từ khi đại dịch bùng phát, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử tăng mạnh. Năm 2020, có 70% người dân Việt Nam tiếp cận với Internet, 53% người dùng ví điện tử thanh toán khi mua hàng qua mạng, tăng 28% so vớinăm 2019.
- Đặc biệt, tại Hà Nội và TP.HCM, hoạt động thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ và chiếm đến 70% tổng lượng giao dịch thương mại điện tử của cả nước.
Hình 5.1.2.1: Báo cáo về số lượng người Việt sử dụng thiết bị di động, internet và mạng xã hội
30
Bên cạnh đó, theo báo cáo của We Are Social và Hootsuite cuối 2020, dân số Việt Nam đạt 96.90 triệu dân nhưng có tới 145.8 triệu thuê bao di động (150% so với dân số Việt Nam), 68.17 triệu người dùng Internet và 65 triệu người dùng mạng xã hội. Những con số “biết nói” này chứng tỏ độ thâm nhập của Internet vào đời sống người dân Việt Nam là vô cùng lớn. Tỷ lệ người Việt Nam sở hữu thiết bị di động là 94%, laptop/máy tính bàn là 65%, máy tính bảng là 32%.
Hình 5.1.2.2: Những trang web được người dùng truy cập nhiều nhất
Có tới 68.17 triệu người sử dụng Internet trên mọi thiết bị, trong đó thời gian một ngày mỗi người sử dụng Internet là 6 tiếng 30 phút – hơn 1/4 thời gian trong ngày. Những website được sử dụng nhiều nhất xuất hiện những cái tên quen thuộc gồm Facebook, Instagram, Shopee, Tiki, Lazada,...
Điều này chứng minh xu hướng sử dụng các trang mạng xã hội và thương mại điện tử đang ngày càng tăng cao và chiếm vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống người Việt. Chính vì vậy, đối với nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp quyết định tiếp cận khách hàng tiềm năng chủ yếu trên các trang mạng xã hội và thương mại điện tử.
5.1.3 Phân tích nhu cầu thị trường
Tặng quà tết dường như đã là truyền thống rất lâu đời của người dân Việt Nam, là một phong tục cần phải có nên thị trường quà tết luôn rất nhộn nhịp. Vào dịp tết, những người con đi xa thường mong muốn gửi gắm tình cảm bằng những món ăn ngon do chính tay họ nấu cho gia đình hoặc cùng người thân quây quần trong bếp. Việc này làm họ có cảm giác thích thú, ấm cúng và gần
31
Môn: Kinh t ỳ ề ả
gũi hơn với gia đình. Bên cạnh đó, những món quà tết cũng được người Việt lựa chọn tỉ mỉ và cẩn thận để gửi đến bạn bè, đồng nghiệp.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thị trường quà Tết đã có những biến động theo xu hướng phù hợp với lối sống mới của người Việt. So với nhiều năm trước, các bộ quà tặng tết trong thị trường quà tết đều được trưng bày trong giỏ mây với đa dạng các loại sản phẩm: bánh, kẹo, rượuvang, trà, cafe… Bọc trong túi giấy lớn, thiết kế sặc sỡ bên ngoài cùng với thiết kế nơ trang trí được nhiều người mua chú ý và tin mua. Trong những năm gần đây, thay vì những giỏ quà tết truyền thống như trước kia, những hộp quà tết được thiết kế trở nên tinh tế, đơn giản nhưng như được dành riêng cho mỗi khách hàng và được ưu tiên thân thiện với môi trường. Giá cả đối với các phần quà Tết vẫn dao động từ 200.000 - 4.000.000 VNĐ tùy theo từng phân khúc khách
hàng.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng và thực phẩm "bẩn, kém chất lượng" vẫn chưa được kiểm soát triệt để trên thị trường, người tiêu dùng có xu hướng sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để mua những mặt hàng có uy tín, nguồn gốc chất lượng rõ ràng, đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho gia đình hoặc chuyển qua tự chuẩn bị những món ăn ngon để đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán. Cụ thể, kết quả khảo sát Cuộc điều tra Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2019 do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao thực hiện cho thấy, người tiêu dùng ngày nay đặc biệt quan tâm đến các yếu tố thông tin sản phẩm rõ ràng, có truy xuất nguồn gốc, dễ tìm mua hay thương hiệu nổi tiếng. Cụ thể, có đến 88% số người được hỏi yên tâm mua sản phẩm với nhãn hiệu logo Hàng Việt Nam chất lượng cao, có chứng nhận ISO, VietGAP. Các sản phẩm như gói nguyên liệu đóng sẵn để tự nấu cũng là những món hàng làm hài lòng và là lựa chọn của không ít người dân vì tính tiện lợi của nó vào những dịp Tết.
Ngoài ra, trong những năm gần đây, thương mại điện tử ngày càng phát triển khiến cho người Việt chuyển qua mua hàng online nhiều hơn là tới trực tiếp tại cửa hàng để chọn lựa. Đặc biệt là trong tình trạng dịch bệnh bất ổn như năm 2020, theo ghi nhận của Shopee sau thời gian giãn cách xã hội, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn mua sắm trực tuyến các mặt hàng thực phẩm tăng đến 3,5 lần. Điều này minh chứng, người tiêu dùng đang dần dịch chuyển mua sắm trực tuyến các sản phẩm thực phẩm và bách hóa nhằm tận hưởng sự tiện lợi của TMĐT.
32
Có thể thấy được trong dịp Tết, người Việt đang có xu hướng chuyển qua sử dụng các loại thực phẩm/gói nguyên liệu đóng sẵn để tự chế biến cho gia đình hoặc làm quà biếu tết nhưng phải đảm bảo được các yếu tố liên quan đến tính thuận tiện, sự thân thiện với môi trường, mẫu mã, giá cả phải chăng và đặc biệt là chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, cung cấp các set nguyên liệu nấu chè/trà sữa/ kẹo nougat tùy theo số lượng người ăn với chất lượng được đặt lên hàng đầu để tự chế biến hoặc làm quà cho gia đình, bạn bè trên nền tảng thương mại điện tử chính là mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới.