Phương pháp chọn mẫu điều tra

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KINH tế LƯỢNG sự ẢNH HƯỞNG của MẠNG xã hội đến kết QUẢ học tập của SINH VIÊN đại học NGOẠI THƯƠNG cơ sở II (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

2.2.1.3. Phương pháp chọn mẫu điều tra

Để tận dụng ưu điểm điều tra chọn mẫu: cung cấp thông tin nhanh chóng, đầy đủ, có độ chính xác cao và tiết kiệm nguồn lực, thay vì điều tra toàn bộ, thu thập dữ liệu từ tổng thể hơn 4000 sinh viên thuộc đối tượng điều tra, nhóm nghiên cứu sẽ thực hiện điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên.

Theo đó, nhóm sẽ chỉ tiến hành nghiên cứu trên phạm vi mẫu 100 sinh viên. Để tăng khả năng đại diện của mẫu và tính chính xác cho mô hình hồi quy, với 100 phiếu điều tra, nhóm sẽ đa dạng hóa sinh viên với 4 khóa học theo tỷ lệ từ năm 1 đến năm 4.

Cuối cùng, những phiếu điều tra này được gửi đến các sinh viên (theo hình thức online được chọn ngẫu nhiên trong từng khóa lớp.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Thu thập thông tin từ sinh viên thuộc mẫu điều tra về:

-Thông tin cá nhân: giới tính, niên khóa, chuyên ngành, kết quả học tập, rèn luyện

-Thời gian và chi phí sử dụng Facebook 23

-Mục đích sử dụng mạng xã hội Facebook

-Mức độ dễ dàng tiếp cận mạng xã hội Facebook

-Đánh giá về mức độ hiệu quả khi sử dụng Facebook

-Đánh giá khả năng quản lí thời gian cá nhân 2.2.3. Hướng khai thác và thu thập thông tin

Nhóm nghiên cứu thiết kế phiếu khảo sát thực hiện việc thu thập dữ liệu thông qua kênh: dựa trên ứng dụng Google Form, nhóm nghiên cứu thu thập qua gửi thông tin khảo sát vào các Group Facebook của các lớp để mẫu được chọn là ngẫu nhiên. Bên cạnh đó, có hướng dẫn cho từng hỏi để đảm số lượng phiếu khảo sát hợp lệ là cao nhất.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KINH tế LƯỢNG sự ẢNH HƯỞNG của MẠNG xã hội đến kết QUẢ học tập của SINH VIÊN đại học NGOẠI THƯƠNG cơ sở II (Trang 25 - 26)