Nghiên cứu với mẫu được chọn ra từ duy nhất một trường đại học ở Việt Nam, đại học Ngoại thương, dẫn đến kết quả có thể không đại diện cho sinh viên ở các trường

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KINH tế LƯỢNG sự ẢNH HƯỞNG của MẠNG xã hội đến kết QUẢ học tập của SINH VIÊN đại học NGOẠI THƯƠNG cơ sở II (Trang 50 - 51)

học Ngoại thương, dẫn đến kết quả có thể không đại diện cho sinh viên ở các trường

48

khác hay trên toàn quốc. Vì thế nghiên cứu chưa thể phục vụ cho mục đích điều tra ở phạm vi rộng hơn.

- Việc số liệu chỉ được lấy ở một trường đại học còn làm cho khảo sát chưa thật sự phân bố một cách ngẫu nhiên. Cụ thể như số lượng sinh viên nữ chiếm phần lớn so với sinh viên nam trong bảng khảo sát, đa số người làm khảo sát thuộc chuyên ngành kinh tế đối ngoại, sinh viên năm 1,2 nhiều hơn sinh viên năm 3,4...

- Thông tin được cung cấp từ người làm khảo sát chưa chắc chắn khi khảo sát với cỡ mẫu lớn hơn 100. Ví dụ khi được hỏi về thời gian sử dụng mạng xã hội trong một ngày (tính bằng giờ), việc người khảo sát có thể ước lượng chính xác số giờ hay không còn chưa rõ ràng. Hay người làm khảo sát không nhớ rõ số lượng bạn bè của mình, còn nhầm lẫn giữa GPA theo hệ 4 và GPA theo hệ 10…

- Dữ liệu cho thấy việc sử dụng mạng xã hội có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập, nhưng vẫn có thể xảy ra sự ảnh hưởng ngược chiều. Ví dụ, có thể là sinh viên dành nhiều thời gian hơn trên mạng xã hội có điểm trung bình cao hơn trong khi có thể sinh viên có điểm trung bình thấp hơn có xu hướng dành ít thời gian hơn cho mạng xã hội.

- Mô hình chưa thực sự hiệu quả khi giải thích các mối quan hệ ngầm giữa các biến chất như tính cách sinh viên, các kỹ năng khác của sinh viên tác động đến mức ảnh hưởng của mạng xã hội đến kết quả học tập, điều mà một số nghiên cứu nước ngoài đã làm được.

- Trong mô hình có đánh giá một số nhân tố về mức độ (mức độ dễ dàng truy cập Internet, khả năng quản lí thời gian của sinh viên) điều mà khó có thể đánh giá bằng biến lượng nên có thể thực hiện một số kỹ thuật đánh giá khác để thay thế.

3.3.3. Hướng mở rộng

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KINH tế LƯỢNG sự ẢNH HƯỞNG của MẠNG xã hội đến kết QUẢ học tập của SINH VIÊN đại học NGOẠI THƯƠNG cơ sở II (Trang 50 - 51)