Khái quát thực trạng phát triển du lịch tại huyện Quảng Hòa

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI HUYỆN QUẢNG HÒA, TỈNH CAO BẰNG (Trang 38 - 42)

Trong những năm qua, hoạt động du lịch của huyện Quảng Hòa đã đạt được những kết quả đáng kể, nhận thức về sự nghiệp phát triển du lịch đã có chuyển biến tích cực. Hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch từng bước được đầu tư; công tác quảng bá xúc tiến về du lịch ngày càng được chú trọng và phát huy tác dụng. Việc huy động có hiệu quả các nguồn lực thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển du lịch bước đầu đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh về du lịch của huyện, tạo ra những sản phẩm du lịch thu hút khách tham quan du lịch trong và ngoài nước, chất lượng các dịch vụ du lịch tăng lên. Với tiềm năng lớn, du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo được nhiều việc làm cho người lao động và tăng nguồn thu ngân sách địa phương, giữ gìn bảo tồn và phát huy được giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội.

- Đầu tư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở, cơ sở vật chất

kỹ thuật:

Thực hiện Chương trình số 09-Ctr/TU về phát triển hạ tầng giao thông, giai đoạn 2016 – 2020 của Tỉnh ủy Cao Bằng; Quyết định số 436/QĐ

– UBND ngày 11/4/2016 của UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030, huyện Quảng Hòa đã tập trung các nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nhằm tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế cửa khẩu, thu hút đầu tư, phát triển du lịch...góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Huyện đã từng bước đầu tư hoàn chỉnh hệ thống giao thông theo quy hoạch với 264 công trình, dự án có tổng mức đầu tư 650,5 tỷ đồng (trong đó ngân sách tỉnh 317,46 tỷ đồng, nhân dân đóng góp trên 20 tỷ đồng); đã đầu tư xây dựng được 519 km đường giao thông chính tạo kết nối thuận lợi cho các vùng trong huyện và với các huyện trong tỉnh. Giao thông nông có 311/615 km (50,56%) đã được bê tông và nhựa hóa.

Trên địa bàn huyện có 28 cơ sở lưu trú du lịch đã được thẩm định, xếp hạng với trên 500 phòng nghỉ đảm bảo tiêu chuẩn đón khách. Huyện đã lập Đề án phát triển du lịch đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 xác định các dự án trọng điểm cho việc đầu tư phát triển cho 20 điểm du lịch. Trong đó đã phối hợp với Trung tâm Phát triển kinh tế nông thôn (CRED) thực hiện hoàn thành các hạng mục đưa vào khai thác điểm du lịch cộng đồng làng làm hương Phja Thắp; đầu tư xây dựng làng du lịch cộng đồng Pác Rằng xã Phúc Sen; phối hợp với Công ty OWL thực hiện Dự án làng du lịch cộng đồng bản Giuồng (xã Tiên Thành) với 05 hộ dân tham gia. Hiện nay đang triển khai dự án đầu tư khu vui chơi, giải trí Ngườm Lồm, Nặm Khao (xã Mỹ Hưng); đầu tư xây dựng xong Trung tâm Văn hóa hữu nghị Tà Lùng để phục vụ công tác đối ngoại với huyện Long Châu, Trung Quốc cũng như tạo điểm nhấn về cảnh quan cho khu vực cửa khẩu Tà Lùng để phát triển du lịch qua biên giới. Xây dựng nhà tưởng niệm anh hùng liệt sỹ Bế Văn Đàn tại xã Triệu Ẩu để giáo dục truyền thống cách mạng của cha ông, đồng thời thu hút khách du lịch đến thăm quan, tìm hiểu lịch sử. Đầu tư các hạng mục công trình tại ATK nơi Bác Hồ đặt Sở chỉ huy chiến dịch biên giới năm 1950. Huyện đã chỉ đạo thực hiện công tác bảo tồn, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tại địa phương như thành lập Chi hội bảo tồn dân ca, thành lập các đội văn nghệ quần chúng; trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa 03 di sản vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Lễ hội Nàng Hai, xã Tiên Thành; Nghề rèn dao xã Phúc Sen, Lễ hội Tranh đầu pháo, thị trấn Quảng Uyên – Quảng Hòa).

Cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch cũng được quan tâm thực hiện, huyện đã xây dựng được 01 video clip quảng bá với tên gọi “Quảng Hòa - bản sắc và tương lai” do đạo diễn Đường Minh Giang thực hiện, trong đó giới thiệu cảnh quan thiên nhiên, con người huyện Quảng Hòa với những nét văn hóa độc đáo, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, tiềm năng về kinh tế cửa khẩu, về du lịch hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Huyện đã tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch tại các sự kiện lớn như Giao lưu hữu nghị quốc

phòng biên giới Việt – Trung tổ chức tại huyện Quảng Hòa; Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc tổ chức tại tỉnh Cao Bằng...Tổ chức khai trương tuyến du lịch cửa khẩu Tà Lùng – Thủy Khẩu (Long Châu, Trung Quốc), tổ chức khánh thành làng du lịch cộng đồng Bản Giuồng, xã Tiên Thành...

Với những cố gắng nỗ lực trong thời gian qua, ngành du lịch - dịch vụ đã chiếm trên 20 % trong cơ cấu kinh tế của huyện, số lượng khách du lịch năm sau tăng hơn so với năm trước.

- Về thị trường du lịch

Khách du lịch đến huyện Quảng Hòa chủ yếu là du khách Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Tà Lùng. Hai năm gần đây, với các điểm di sản Công viên đá địa chất toàn cầu được UNESCO công nhận và được chọn là tuyến du lịch thứ 3 “Trải nghiệm văn hóa bản địa, xứ sở thần tiên”, Quảng Hòa bước đầu trở thành một điểm đến mới, thu hút được khách du lịch Châu Âu (chủ yếu là người Pháp), với các sản phẩm du lịch khám phá về văn hóa, địa chất… Hiện nay, các nhóm khách này chủ yếu vấn theo quy mô nhỏ, lẻ, từng nhóm nhỏ… Tuy nhiên đây cũng là những tín hiệu khả quan ban đầu của du lịch Quảng Hòa, mở ra triển vọng phát triển mới cho du lịch trên địa bàn huyện.

Khách du lịch quốc tế và nội địa đến huyện Quảng Hòa trong những năm qua thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.2: Thống kê khách du lịch quốc tế và nội địa đến Quảng Hòa từ 2015 – 2020

Năm Tổng lượt khách Khách quốc tế

(Lượt người) Khách nội địa (Lượt người) 2015 283.821 23.299 260.522 2016 375.608 32.229 343.379 2017 325.309 22.657 302.652 2018 450.982 17.434 433.548 2019 309.137 19.404 289.733 2020 280.911 21.615 259.296

Từ số liệu bảng 2.2. có thể thấy, lượng khách du lịch đến Quảng Hòa tính từ năm 2015 đến năm 2018 tăng gấp đôi từ 283.821 lượt lên dến 450.982 lượt, trong đó tỷ lệ khách du lịch trong nước chiếm chủ yếu và tăng theo cấp số nhân, số lượng khách du lịch quốc tế chiếm khoảng 10% tổng lượng khách du lịch và đến năm 2018 có dấu hiệu giảm. Trong hai năm 2019 và 2020 do tình hình dịch bệnh Covid - 19, cũng như bức tranh du lịch chung trên toàn quốc và thế giới, lượng khách du lịch đến Quảng Hòa giảm đã rõ rệt, giảm gần một nửa so với năm 2018. Mức tăng giảm của lượng khách du lịch đến huyện Quảng Hòa được biểu thị trong đồ thị dưới đây:

X

Đồ thị 2.1. Số lượng khách du lịch đến huyện Quảng Hòa

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Cao Bằng

- Về doanh thu du lịch:

Căn cứ vào mức chi tiêu trung bình của khách du lịch đã được dự báo trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (trong đó có xác định cụ thể mức chi tiêu trung bình ở các vùng miền khác nhau); căn cứ vào mức chi tiêu và giá tiêu dùng thực tế tại Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và Cao Bằng, dự kiến mức độ chi tiêu của khách du lịch đến Quảng Hòa trung bình là 500.000 đồng/lượt người (bao gồm cả khách tham quan và khách lưu trú). Tổng thu từ khách du lịch ước tính đạt từ 4 – 6 tỷ đồng/năm. Con số này không cao, do các dịch vụ du lịch chưa phát triển.

- Liên kết phát triển du lịch

Huyện đã phối hợp với huyện Long Châu, Trung Quốc tổ chức khai trương tuyến du lịch cửa khẩu Tà Lùng – Thủy Khẩu (Long Châu, Trung Quốc); tổ chức được 02 cuộc hội đàm về phát triển du lịch, đề xuất các cơ chế chính sách cho du khách Trung Quốc đi du lịch sang Việt Nam và ngược lại; tổ chức khảo sát các điểm có tiềm năng phát triển du lịch như mô hình phát triển du lịch thông qua thiết lập điểm “Ngắm chim, chụp ảnh chim quốc tế tại Trung Quốc 01 điểm, Việt Nam 01 điểm.

Trên địa bàn tỉnh, huyện đã liên kết với các huyện khách để thực hiện dự án “Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng”, dự án có tổng diện tích 3.072km2, với trên 130 điểm di sản địa chất,văn hóa, lịch sử, phong

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI HUYỆN QUẢNG HÒA, TỈNH CAO BẰNG (Trang 38 - 42)