Bối cảnh mới ảnh hưởng đến các định hướng chính sách phát triển

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI HUYỆN QUẢNG HÒA, TỈNH CAO BẰNG (Trang 69 - 72)

QUẢNG HÒA, TỈNH CAO BẰNG

3.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến các định hướng chính sách pháttriển du lịch bền vững triển du lịch bền vững

3.1.1. Bối cảnh quốc tế

Hiện nay, xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng tăng, nhu cầu dịch chuyển của người dân ngày càng cao. Phần lớn các nước trên thế giới đều có xu hướng đơn giản hóa các thủ tục để thu hút khách du lịch.

Toàn cầu hóa du lịch đem đến những lợi ích to lớn cho các quốc gia trên thế giới, nhưng đồng thời oàn cầu hóa du lịch đòi hỏi các quốc gia phát triển du lịch theo những tiêu chuẩn toàn cầu. Đó là các tiêu chuẩn về cung cách phục vụ, tiêu chuẩn phòng ốc, thức ăn, sự tôn trọng những giá trị chung, trong đó các ứng xử, thái độ với văn hóa và môi trường sinh thái là quan trọng nhất. Có thể nói, toàn cầu hóa du lịch không có nghĩa là làm mờ nhạt đi những đặc tính riêng biệt của mỗi nền văn hóa và mỗi quốc gia. Ngược lại đó là quá trình xác lập những giá trị và chuẩn mực chung trên phạm vi toàn cầu, đồng thời toàn cầu hóa văn hóa, du lịch cũng gắn liền với việc khẳng định và bảo vệ các giá trị văn hóa đặc sắc của mỗi nền văn hóa. Toàn cầu hóa du lịch tạo ra cơ hội việc khám phá, thưởng thức các sản vật địa phương khác nhau trên phạm vi toàn cầu, điều đó rất dễ làm tổn thương các hệ sinh thái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Do vậy có thể nói, toàn cầu hóa du lịch tạo ra một tư duy toàn cầu mới về việc tôn trọng, giữ gìn, bảo vệ những giá trị đặc thù của các nền văn hóa và các hệ sinh thái, cũng có nghĩa là tạo ra những động thái của việc phát triển du lịch bền vững…Ngoài ra, trong bối cảnh, các nguồn tài nguyên trên Trái Đất ngày càng bị khai thác triệt để và có xu hướng bị cạn kiệt, tài nguyên đất, nước, thậm chí cả không khí đối diện với nguy cơ bị ô nhiễm trầm trọng. Các hình thức du lịch theo hướng khám phá, trải nghiệm thiên nhiên hoang sơ, môi trường sinh thái thận thiện, trong lành ngày càng được chú ý. Đặc

biệt, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại, du lịch thế giới lại chú trọng, tìm về các giá trị truyền thống, đánh giá cao các lại hình du lịch mang đậm bản sắc độc đáo vùng miền, lãnh thổ, du lịch không chỉ để nghỉ ngơi, hay khám phá mà còn đề cao sự trải nghiệm và nâng cao hiểu biết.

Các quốc gia ngày cảng chú trọng đến các chỉ tiêu tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững. Bên cạnh đó, xã hội loài người càng phát triển, con người càng có nhu cầu khám phá, trải nghiệm những thực tế mang tính khác biệt, truyền thống.

Khoa học công nghệ trong thời gian gần đây cũng có những bước tiến vượt bậc, giúp cho con người thông tin, kết nối dễ dàng và nhanh chóng hơn, đây vừa là thử thách cũng như vừa là giải pháp đối với ngành du lịch nói chung và các địa phương nói riêng, tạo ra mối liên kết giữa sự hiện đại và truyền thống để phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Các quốc gia trên thế giới, đặc biệt các quốc gia có du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn đã nhanh chóng có các chính sách rất hiệu quả để PTDLBV, huyện Quảng Hòa có thể tham khảo, áp dụng.

Hiện nay đại dịch Covid – 19 đang diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng lớn đến các mặt đời sống, kinh tế, xã hội, trong đố ngành du lịch bị ảnh hưởng năng nề, số lượng khách du lịch (nhất là khách Trung Quốc), doanh thu từ du lịch giảm mạnh. Điều này ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững.

3.1.2. Bối cảnh trong nước

Phát triển bền vững là một trong những mục tiêu thiên niên kỷ của thế giới và cũng là mục tiêu hàng đầu cho phát triển của Việt Nam. Ở nước ta, khái niệm phát triển bền vững mới được tiếp cận từ thập niên 1980, được khẳng định trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước 1991 – 2000, bằng Chỉ thị 36 CT/TW ngày 25/06/1998 của Bộ Chính trị về công tác tăng cường bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, cũng được khẳng định thông qua các chủ trương qua các kỳ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, XII, XII trở thành những định hướng quan trọng cho các ngành, trong đó có ngành Du lịch. Việc xác định nguyên

tắc phát triển bền vững và du lịch bền vững là cơ sở quan trọng cho những bước tiếp theo của ngành Du lịch.

Tổ chức Du lịch thế giới xếp hạng tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch của Việt Nam đứng thứ 35/140 trên toàn cầu, tài nguyên văn hóa đứng thứ 29. Việt Nam được đánh giá sở hữu kho tài nguyên đầy màu sắc, với sự tương phản giữa các siêu đô thị phát triển ào ạt và văn hóa truyền thống cùng song hành.

Hơn 40 nghìn di tích, thắng cảnh, trong đó có khoảng hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, là con số mà rất nhiều quốc gia mơ ước. Việt Nam cũng có tới tám di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Hệ thống chín khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận và hơn 30 vườn quốc gia, trong đó có sáu vườn di sản ASEAN còn giữ gần như nguyên vẹn về hệ sinh thái, đa dạng và giá trị nổi bật quần thể. Đặc biệt, tài nguyên 400 nguồn nước nóng từ 40-150 độ, đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp và là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang vẫn chưa được tận dụng hết.

Tuy nhiên, báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu năm 2015 của Diễn đàn Kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn chỉ xếp hạng 75 trong tổng số 141 nền kinh tế được đánh giá. Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2015 chỉ bằng 27% của Thái Lan, 31% của Malaysia, 52% của Singapore. Tốc độ tăng trưởng du lịch của Việt Nam cũng không cao, bình quân 7% trong giai đoạn 2011-2015, trong khi ở Thái Lan và Singapore lần lượt 12% và 10%. So với các nước thuộc nhóm dưới, Việt Nam cũng có tốc độ tăng trưởng trung bình thấp hơn so với Philippines (8%), Lào (15%) và Myanmar (51%).

Số liệu mới nhất của Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA) vừa công bố, tính đến hết quý II-2019, Việt Nam đứng thứ 10 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đón khách cao nhất châu Á- Thái Bình Dương và đứng thứ tư trong khu vực Đông - Nam Á. Về số lượng khách quốc tế đến,

trong 10 điểm đến đón lượng khách cao nhất sáu tháng đầu năm 2019 có tên Việt Nam.

Các số liệu trên cho thấy, Việt Nam đã khai thác được tiềm năng du lịch và phần nào phát huy được các thế mạnh của du lịch. Tuy nhiên, đáng chú ý là với sự phát triển đáng ghi nhận trên, Việt Nam cũng đang đối mặt với nguy cơ tài nguyên đang dần bị bào mòn, tài nguyên rừng, tài nguyên nước cần được bảo tồn song song với sự tăng trưởng kinh tế mà du lịch đem lại. Đây là vấn đề trọng tâm được Đảng và chính phủ đặt ra cho 10 năm tới.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI HUYỆN QUẢNG HÒA, TỈNH CAO BẰNG (Trang 69 - 72)