Định hướng phát triển du lịch bền vững huyện Quảng Hòa

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI HUYỆN QUẢNG HÒA, TỈNH CAO BẰNG (Trang 72 - 74)

Với xu hướng quốc tế chung, Đảng và Nhà nước cũng kịp thời và linh hoạt đưa ra các chỉ đạo và định hướng cụ thể đối với ngành du lịch. Gần đây nhất, ngày 22/01/2020, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định “Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030”, trong đó nhấn mạnh 5 quan điểm:

(i) Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại.

(ii) Phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc.

- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp

4.0 và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa; đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch; tăng cường liên kết nhằm phát huy lợi thế tài nguyên tự nhiên và văn hóa; phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

Trên cơ sở đó, tỉnh Cao Bằng cũng đã xây dựng và ban hành các chương trình, kế hoạch hành động phù hợp với điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh. Với các đánh giá về tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch chung của tỉnh, đồng thời trên cơ sở thay đổi xu hướng và nhu cầu du lịch mới trên thế giới và trong nước; dựa trên quan điểm phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, định hướng phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 và các chủ trương định hướng phát triển kinh tế - xã hội nói chung, tỉnh Cao Bằng cũng chủ trương đưa du lịch bền vững trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo bước đột phá quan trọng trong việc đổi mới, tái cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng đóng góp của du lịch – dịch vụ trong GRDP của tỉnh, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành tế khác và các lĩnh vực khác của tỉnh, góp phần tạo sinh kế, việc làm đáng kể, nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho cộng đồng và người dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng.

Dựa vào các định hướng trên của tỉnh, huyện Quảng Hòa cũng định hướng các chính sách PTDLBV theo các nội dung cụ thể sau:

- Phát triển du lịch lấy tăng trưởng xanh làm phương thức và cách dụng hiệu quả các giá trị tài nguyên, cả tài nguyên tự nhiên vũng như tài nguyên văn hóa trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ trong đầu tư kết cấu hạ tầng, sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo , có hệ thống thu gom và xử lý chất thải đồng bộ, hiện đại tại các khu, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch đáp ứng tốt xu hướng và nhu cầu du lịch mới. Đồng thời lấy bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và địa chất, địa mạo, bảo tồn và phát huy tối ưu các giá trị văn hóa, di sản làm ưu tiên trong mọi hoạt động kinh tế và du lịch.

- Phát triển du lịch dựa trên khai thác, phát huy tối ưu lợi thế so sánh về tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa của tỉnh, đặc biệt là CVĐCTC UNESCO Non nước Cao Bằng, trong đó huyện Quảng Hòa cũng thuộc một phần dự án, để phát triển sản phẩm đa dạng, khác biệt để tạo thành lợi thế cạnh tranh du lịch của tỉnh. Đồng thời tăng cường và đổi mới phương thức xúc tiến quảng bá điểm đến Cao Bằng nói chung và Quảng Hòa nói riêng

cả trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế, góp phần khẳng định vị trí của du lịch Cao Bằng trên bản đồ du lịch vùng Đông Bắc, vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ và du lịch Việt Nam.

- Phát triển du lịch trên nền tảng lấy cộng đồng và người dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh làm trung tâm trong các định hướng, kế hoạch và chương trình hành động; bảo đảm khích lệ, tạo điều kiện cho cộng đồng và người dân chủ động tham gia cung cấp dịch vụ du lịch, được làm chủ và hưởng lợi từ hoạt động du lịch.

- Phát triển du lịch biên giới trên cơ sở gắn chặt với đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa tỉnh Cao bằng và các tỉnh biên giới của Trung Quốc thông qua hoạt động du lịch và giao lưu văn hóa, khẳng định vai trò của tỉnh Cao Bằng trên tuyến đầu Tổ quốc.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI HUYỆN QUẢNG HÒA, TỈNH CAO BẰNG (Trang 72 - 74)