liên kết với các huyện khác để khai thác 03 tuyến du lịch, cụ thể là Tuyến Du lịch cụm phía Đông “Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên” (liên kết với các huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang).
Ngoài ra, huyện Quảng Hòa cũng phối hợp với huyện Trùng Khánh thực hiện dự án “Cải thiện sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư, dự án được thực hiện thông qua hoạt động chọn nhà du lịch cộng đồng, hỗ trợ bà con làm mới nhà sàn, nhà vệ sinh, ...điều kiện sinh hoạt nói chung để đảm bảo đủ điều kiện đón khách du lịch. Bên cạnh đó, huyện cũng phối hợp với huyện Trùng Khánh tổ chức thử nghiệm tour du lịch đạp xe địa hình với sự tham gia của các vận động viên trong và ngoài nước, hoạt động đã góp phần giúp huyện quảng bá, giới thiệu, tuyên truyền thêm các tuyến, điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
2.2 Thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững tạihuyện Quảng Hòa. huyện Quảng Hòa.
2.2.1 Các chính sách phát triển du lịch bền vững trên địa bàn huyện Quảng Hòa
* Các chính sách phát triển du lịch bền vững của Trung ương
Trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính nhằm thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển du lịch. Trong đó, Nghị định 108/2006/NĐ-
CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; tăng cường công tác xúc tiến kêu gọi dự án đầu tư vào ngành du lịch. Thực hiện chính sách ưu tiên, khuyến khích các dự án đầu tư phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ, khu vui chơi giải trí.
Ngày 30/12/2011 Chính phủ ban hành Quyết định số 2473/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu tổng quát đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới.
Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, quyết định nhấn mạnh “Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; đảm bảo hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn.”
Quyết định số 1861/QĐ – TTg ký ngày 23/11/2017 “Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch giai đoạn 2016-2020”, mục tiêu của chương trình là tập trung phát triển hạ tầng du lịch một cách đồng bộ, hiện đại, thu hút đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt đối với các vùng sâu, vùng xa nhưng có tiềm năng du lịch nhằm hình thành các khu du lịch tầm cỡ khu vực, và có sức cạnh tranh cao.
Quyết định số 1685/QĐ – TTg ký ngày 05/12/2018 về việc phê duyệt đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Quyết định nhấn mạnh việc phải cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, đề cao giá trị và chất lượng, chia sẻ lợi ích cộng đồng, phát triển cả chiều sâu và chiều rộng.
Quyết định số 147/QĐ – TTg ký ngày 22/01/2020 về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” nhấn mạnh mục tiêu
“Phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh” và “Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc”.
Đây là một số chính sách quan trọng, mang tính định hướng và là cơ sở để các địa phương ban hành các quyết định và xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm sát sao của Chính phủ đối với việc phát triển du lịch bền vững, thể hiện sự coi trọng của Đảng và Nhà nước đối với các giá trị về mặt lâu dài mà chính sách PTDLBV mang lại.
Quyết định số 2292 /QĐ-BVHTTDL được ký ngày 13/8/2021 về việc ban hành “Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn 2021 – 2025” của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Quyết định chỉ rõ, thực hiện hiệu quả các mục tiêu, định hướng phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2025 phù hợp với tình hình thực tiễn; tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhận thức và hành động của toàn ngành du lịch, các ngành liên quan, các địa phương, doanh nghiệp và người dân để tập trung phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
* Các chính sách phát triển du lịch bền vững của tỉnh Cao Bằng
- Chính sách gắn, đảm bảo hài hoà KT-XH- MT trong PTDL
Năm 2015, tỉnh Cao Bằng tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, tại Đại hội các đại biểu đã thống nhất 06 chương trình hành động trọng tâm của nhiệm kỳ trong đó Chương trình phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020 là một trong những chính sách quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch địa phương.
Dựa trên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, tỉnh Cao Bằng đã tích cực xây dựng và triển khai các chính sách về công tác quản lý nhà nước, phát triển du lịch tại địa phương như: Nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch nhằm phát triển du lịch trên địa bàn đúng định hướng của Trung ương và tháo gỡ những vướng mắc liên quan. Nghị
quyết của Đại hội Đảng bộ đã xác định phát triển du lịch là một trong ba khâu đột phá tiến tới xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển nhanh, bền vững.
Chương trình trọng tâm số 10 CTr/TU của Tỉnh ủy Cao Bằng ngày 29/4/2016 về Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2016 – 2020 đã chỉ ra việc tập trung các nguồn lực phấn đấu đưa du lịch đến năm 2020 cơ bản trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu dịch vụ, hoạt động dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng khá trong tổng thu nhập xã hội. Đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trường; đưa Cao Bằng trở thành một trong những điểm hấp dẫn của khu vực phía Bắc và cả nước. Mặc dù vậy, đến nay hệ thống chủ trương, chính sách của Tỉnh về phát triển du lịch chưa có một chính sách cụ thể nào hỗ trợ cho việc phát triển du lịch bền vững, mà chỉ là các chính sách chung cho phát triển ngành du lịch.
- Về chính sách thu hút đầu tư: Tỉnh đã ban hành Quyết định số 04/2013/QĐ-UBND ngày 19/3/2013 về Quy định về cơ chế, chính sách ưu đãi về đầu tư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư phát triển cho các khu, điểm du lịch phù hợp với tình hình phát triển của địa phương; cơ chế về thủ tục xuất nhập cảnh nhằm đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập cảnh đối với khách du lịch quốc tế đến với Cao Bằng trong đó có cơ chế riêng cho phép công dân Việt Nam và Trung Quốc, công dân nước thứ 3 tại khu vực hợp tác khai thác du lịch Thác Bản Giốc; xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển các loại hình sản phẩm du lịch mang thương hiệu du lịch Cao Bằng đảm bảo có tính cạnh tranh cao trên thị trường thông qua các chính sách như Kế hoạch số 362/KH-BCĐ ngày 9/12/2016 của Ban chỉ đạo Phát triển du lịch Cao Bằng về tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch Cao Bằng giai đoạn 2016 – 2020…
- Chính sách về công tác quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch cộng đồng
Xác định thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, tỉnh Cao Bằng từ rất sớm đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ tài nguyên du lịch. Năm 2010, UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành chỉ thị về việc “ Tăng cường bảo vệ Tài nguyên và Môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng”. Chỉ thị quy định mọi tổ chức, cơ quan, cá nhân như các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, cộng đồng và khách du lịch đều cần chung tay tham gia bảo vệ tài nguyên du lịch bằng nhiều hình thức khác nhau.
Bên cạnh đó, trong các chương trình hành động, tỉnh luôn đề cao nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường sinh thái, “Kế hoạch Triển khai thực hiện chương trình phát triển du lịch Cao Bằng năm 2019” ban hành ngày 23/4/2019 phân công nhiệm vụ cho Sở Tài nguyên và Môi trường: tăng cường quản lý việc khai thác tài nguyên, môi trường cũng như thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác tài nguyên môi trường, du lịch tại các khu du lịch.
Tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 125/NQ-HĐND ngày 12/9/2020 về việc Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nhằm đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc, tôn tạo cảnh quan, môi trường, phát triển các sản phẩm… đảm bảo các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng.
- Chính sách về công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tỉnh đã xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện đề án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch” với nhiều biện pháp, nhiệm vụ trọng tâm tích cực đáp ứng một số nhu cầu về tình hình thực tế của nguồn nhân lực. Sở Văn hóa Thể thao và du lịch cũng ban hành và phối hợp tổ chức một số giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng hoạt động của nguồn nhân lực về du lịch tại địa phương.
Như vậy có thể nói, tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Cao Bằng đã ban hành và triển khai thực hiện một số chính sách về phát triển du lịch như công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển có sự đổi mới về nội dung và hình thức thực hiện;
2.2.2 Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững
* Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách PTDLBV
Công tác xây dựng kế hoạch phát triển du lịch tại địa phương đã các cơ quan quản lý nhà nước thông qua việc ban hành một số chính sách như:
Chính sách về quy hoạch chung: Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 512/QĐ- TTg ngày 11/4/2014 với yêu cầu tập trung phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng để tận dụng và phát huy tốt giá trị của các tài nguyên thiên nhiên, các di tích lịch sử và văn hóa đặc thù của các dân tộc trong tỉnh. Đây cũng là căn cứ địa phương xây dựng các quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch Cao Bằng như: Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 11/4/2016 về quy hoạch xây dựng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030; quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 – 20202, tầm nhìn đến năm 2030; Tỉnh đã tổ chức công bố, triển khai thực hiện các quy hoạch như tổ chức công bố Quyết định số 1783/QĐ-UBND ngày 20/11/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt dự án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030 gắn với Hội thảo quy hoạch phát triển tỉnh Du lịch tỉnh Cao Bằng. Xây dựng phân kỳ triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011
– 2020 tầm nhìn đến năm 2030.
Các quy hoạch của tỉnh liên quan trực tiếp đến chính sách PTDLBV của huyện được kể đến là: Đồ án quy hoạch chi tiết khu du lịch Hồ Thang Hen huyện Trà Lĩnh (Nay là huyện Quảng Hòa) theo Quyết định số 881/QĐ- UBND ngày 17/5/2017; xây dựng quy hoạch khu phố ẩm thực; chợ nông sản địa phương phục vụ cho du khách tại các địa phương và thành phố Cao Bằng; Kế hoạch số 1090/KH-UBND ngày 12/4/2019 về công tác xây dựng công viên địa chất toàn cầy UNESCO Non nước Cao Bằng giai đoạn 2019 – 2022. Hiện nay, tỉnh đang xây dựng Quy hoạch phát triển Kinh tế - xã hội theo Luật Quy hoạch 2019, trong đó phát triển du lịch bền vững sẽ được tích hợp trong quy hoạch này.
Huyện Quảng Hòa được quy hoạch nằm trong vùng CVĐCTC, được xác định là một trong 3 tuyến du lịch của tỉnh với tên gọi "Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên". Huyện ủy Quảng Hòa đã đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quảng Hòa lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 – 2020 xác định phát triển du lịch là một trong các chương trình trọng tâm của huyện nhằm định hướng chỉ đạo cũng như làm tiền đề cho việc xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án trong nhiệm kỳ.
Huyện ủy Quảng Hòa đã ban hành Chương trình số 08-CTr/HU, ngày 09/12/2016 về phát triển du lịch huyện Quảng Hòa giai đoạn 2016 – 2020, trong đó xác định các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cũng như các chương trình, dự án trọng điểm cần đầu tư xây dựng. Cùng với đó, để làm tốt công tác lãnh chỉ đạo Huyện ủy Quảng Hòa đã ban hành Quyết định số 845- QĐ/HU ngày 25/12/2016 về việc thành lập BCĐ chương trình phát triển du lịch huyện, giai đoạn 2016 – 2020 gồm các đồng chí lãnh đạo UBND huyện và các phòng ban liên quan để chỉ đạo, triển khai công tác phát triển du lịch tại địa phương. Thực hiện các nhiệm vụ được giao, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 1064/KH-BCĐ ngày 31/12/2016 về phát triển du lịch giai đoạn 2016 – 2020, đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, trong đó tập trung vào nhiệm vụ lập các đề án, dự án nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, hình thành các điểm du lịch, các sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương.
Huyện cũng đã đề nghị UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Hòa đến năm 2020, tầm nhìn 2025 (Quyết định số 2637/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 của UBND tỉnh Cao Bằng); phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện Quảng Hòa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1045/QĐ-UBND ngày 27/09/2020) của Uỷ ban nhân dân huyện Quảng Hoà;
Xây dựng Kế hoạch hàng năm để triển khai các nhiệm vụ xây dựng