Một số giải pháp hoàn thiện chính sách và thực hiện chính sách phát

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI HUYỆN QUẢNG HÒA, TỈNH CAO BẰNG (Trang 74)

phát triển du lịch bền vững tại huyện Quảng Hòa

Trên cơ sở những khoảng trống chính sách đã được đề cập ở chương 2, luận văn xin được đề xuất một số giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững tại huyện Quảng Hòa như sau:

3.3.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững

- Lập Kế hoạch thực hiện chính sách PTDLBV là việc làm vô cùng có ý nghĩa và quan trọng đối với các cấp quản lý trong việc chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát quá trình triển khai chính sách PTDLBV. Huyện Quảng Hoà cần xây dựng kế hoạch thực hiện một cách tổng thể theo giai đoạn 5 năm, trong đó phân kỳ thực hiện từng nhóm nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên, mỗi nhóm nhiệm vụ cần xác định rõ chủ thể chính và chủ thể phối hợp triển khai thực hiện và xác định rõ nguồn lực cho từng nhiệm vụ cần triển khai theo năm. Lập kế hoạch thực hiện theo giai đoạn để làm căn cứ hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện năm, 6 tháng để có thể dễ dàng đo lường tính khả thi và sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện chính sách đã đề ra.

+ Kế hoạch thực hiện chính sách PTDLBV của UBND huyện Quảng Hoà, giai đoạn 2020 - 2025 (do Phòng Văn hoá và Thông tin tham mưu thực hiện);

* Kế hoạch của các phòng ban liên quan như:

+ Phòng Văn hoá và Thông tin về huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng du lịch trên địa bàn huyện; kế hoạch về công tác bảo tồn các giá trị văn hoá đặc sắc của địa phương phục vụ phát triển du lịch.

+ Phòng Kinh tế - Hạ tầng về phát triển hạ tầng giao thông kết nối tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện.

+ Kế hoạch của Phòng Tài nguyên và Môi trường về đảm bảo vệ sinh môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện.

+ Kế hoạch của Phòng Lao động, Thương binh và xã hội về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực lao động du lịch trên địa bàn huyện.

+ Kế hoạch của Phòng Nông nghiệp và PTNN về phát triển các sản phẩm nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

+ Kế hoạch của Trung tâm Văn hoá và Truyền thông về công tác thông tin, tuyên truyền phát triển DLBV trên địa bàn huyện

+ Một số kế hoạch của các ban, ngành đoàn thể cấp huyện về công tác tuyên truyền cho Hội viên về thực hiện chính sách PTDLBV.

* Kế hoạch của UBND các xã, thị trấn:

Căn cứ vào Kế hoạch của UBND huyện, các phòng ban chuyên môn, UBND các xã, thị trấn phải lập kế hoạch thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững trên địa bàn quản lý theo sự chỉ đạo, định hướng của UBND huyện.

- Thực hiện lập kế hoạch, thông qua kế hoạch có sự tham gia của các ban ngành trong huyện; tăng cường sự tham gia của các Công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức xã hội và nhất là của nhân dân vào quá trình lập kế hoạch thực hiện phát triển du lịch bền vững.

- Các kế hoạch hành động cần chú trọng nhấn mạnh nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức chung về PTDLBV. Để các chính sách thực

sự có hiệu quả và mang lại lợi ích chung cho toàn cộng đồng, việc nâng cao nhận thức cho người dân và các bên tham gia thực thi chính sách là vô cùng quan trọng. Do đó, nội dung tuyên truyền cần được lập một chương trình, kế hoạch riêng, có mục tiêu, đo lường chi phí và tính hiệu quả.

- Xây dựng Kế hoạch tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chế, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy phạm trong hoạt động du lịch; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch cần được tiến hành thường xuyên, đi sâu vào thực chất. Cần tổ chức các đội kiểm tra liên ngành trong việc giữ gìn kỷ cương trong hoạt động du lịch, quản lý chặt chẽ và sâu sát hoạt động của các doanh nghiệp du lịch.

- Du lịch là ngành kinh tế có mối liên hệ và tương tác qua lại mạnh mẽ với rất nhiều ngành kinh tế với các khía cạnh đa dạng, do đó huyện Quảng Hòa cần chú trọng và tập trung vào một số hướng giải pháp cho từng yếu tố cụ thể, đặc biệt là các mặt chưa đáp ứng được nhu cầu về chỉ tiêu phát triển bền vững như: nhân lực, tuyên truyền, cơ sở hạ tầng về giao thông, đa dạng hóa mặt hàng, dịch vụ…

3.3.2. Giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững

- Cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các cấp quản lý và nhân dân trên địa bàn huyện Quảng Hoà về sự cần thiết phải phát triển du lịch bền vững, về mục tiêu, nội dung và phương thức thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững. Công tác giáo dục, nâng cao nhận thức phải được thực hiện thường xuyên, liên tục bằng các hình thức phù hợp, có hiệu quả thông qua hệ thống thông tin cơ sở hiện có như tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, trên các khẩu hiệu cố định, pa no; qua các cuộc Hội thảo, hội nghị sơ tổng kết, các lớp tập huấn, bồi dưỡng, qua đội ngũ báo cáo viên cấp huyện, xã... Nội dung phải được cụ thể hoá, dễ hiểu, dễ nhớ và phù hợp với nhận thức của người dân.

- Đối với các cấp quản lý và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch cần đổi mới tư duy làm du lịch, thay đổi cách nhìn nhận về phát triển du lịch bền vững, đặt ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Xác định rõ vai trò, vị trí của ngành du lịch với tư cách là ngành kinh tế dịch vụ, đóng góp lớn vào tăng trưởng GRDP, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Sử dụng thương hiệu Công viên địa chất toàn cầu để tuyên truyền, quảng bá du lịch; xây dựng bộ nhận diện thương hiệu du lịch Quảng Hòa; thiết kế biểu trưng (logo) và khẩu hiệu cho du lịch huyện. Tập trung quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Hòa trên các báo đài, trên các kênh truyền thông uy tín trong lĩnh vực du lịch, trên mạng xã hội, trên cổng thông tin điện tử, facebook, fanpage…để đưa du lịch Quảng Hòa đến du khách một cách nhanh nhất. Nội dung quảng bá về các cảnh quan đẹp, các tập tục văn hóa dân tộc độc đáo, các điểm du lịch đặc trưng, với đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp có trình độ.

- Xây dựng, giáo dục tuyên truyền về các quy tắc ứng xử đối với du khách cho đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ hướng dẫn viên, nhân viên,… hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Xây dựng các tài liệu thuyết minh quảng cáo chi tiết từng điểm du lịch làm nổi bật giá trị, nguồn gốc, ý nghĩa của các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử- văn hoá…

- Xuất bản những ấn phẩm giới thiệu tổng thể về du lịch Quảng Hòa như: Sách hướng dẫn du lịch, tập gấp, tạp chí du lịch, bản đồ du lịch bằng nhiều thứ tiếng: Anh, Trung, Việt.

- Tăng cường công tác quảng bá du lịch thông qua các hội chợ trong, ngoài tỉnh và tại hội chợ quốc tế tại Trung Quốc và các nước trọng điểm về khách du lịch.

- Chú trọng xây dựng hình ảnh các điểm đến du lịch trong tỉnh, quan tâm đến vấn đề rác thải tại điểm du lịch, ngăn chặn ngày từ đầu nạn ăn xin, lôi kéo du khách, bán hàng dạo, tại các điểm ăn uống gây phiền nhiễu cho du khách tại các điểm du lịch.

- Quan trọng hơn nữa cần xây dựng một chiến lược tuyên truyền mang tính toàn diện, có mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, có đối tượng và

nội dung tuyên truyền cụ thể. Bên cạnh việc tuyên truyền về các dịch vụ du lịch và nhận thức về bảo vệ môi trường, các chiến dịch tuyên truyền cần đi sâu hơn nữa về tuyên truyền các chính sách PTDLBV đến cộng đồng dân cư, trước hết để nâng cao nhận thức về DLBV và để người dân hiểu được lợi ích lâu dài trong tương lai của các dự án PTDLBV. Chiến lược tuyên truyền cần đưa ra các tiêu chí đánh giá tác động cụ thể theo từng đối tượng tuyên truyền, mục tiêu tuyên truyền và thời gian nhất định.

3.3.3. Giải pháp về chính sách đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Hiện nay, đội ngũ cán bộ công chức và những người làm công tác quản lý Nhà nước về du lịch từ huyện đến xã còn thiếu và yếu về năng lực chuyên môn; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công việc thiếu, không đồng bộ, do vậy cần tập trung vào một số vấn đề sau:

- Huyện cần tiến hành điều tra, đánh giá trình độ nghiệp vụ của toàn bộ công chức, viên chức, nhân viên và người lao động hiện đang công tác và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện. Xác định nhu cầu số lượng đội ngũ cán bộ quản lý du lịch và các lĩnh vực liên quan, đội ngũ lao động trực tiếp, gián tiếp trong các hoạt động du lịch, đặc biệt nhu cầu hướng dẫn viên du lịch, cộng đồng, người dân tham gia hoạt động dịch vụ du lịch…để làm căn cứ xây dựng kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch hiện nay tại huyện.

- Làm việc với các công ty, doanh nghiệp về thúc đẩy xã hội hoá đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho các doanh nghiệp, đào tạo và sử dụng lao động tại chỗ, Yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ du lịch tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn theo định kỳ hàng năm do tỉnh, huyện tổ chức. Phối hợp với Hiệp hội du lịch tỉnh về tổ chức diễn đàn giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm về tổ chức và phục vụ khách cho người tham gia lao động ngành du lịch.

- UBND huyện cần chỉ đạo Trung tâm GDNN-GDTX huyện tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ cho đội ngũ lao động du lịch hiện có của địa phương như các công chức của phòng Văn

hóa thông tin huyện và công chức, ban quản lý, giám sát phát triển du lịch bền vững của huyện Quảng Hòa. Bên cạnh đó, huyện có cơ chế chính sách thu hút nhân tài có trình độ chuyên môn cao về du lịch đến làm việc tại huyện.

- Phối hợp với các trung tâm lớn ở Hà Nội trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt đào tạo về nghiệp vụ hướng dẫn và khách sạn bởi Hà Nội là trung tâm nghiệp vụ du lịch có chất lượng và có điều kiện thuận lợi cho việc thực tập.

- Tổ chức tham quan, thông qua các hội nghị, hội thảo khoa học, các chuyến công tác ở các địa phương trong nước, trong tỉnh có ngành du lịch phát triển để học tập kinh nghiệm về quản lý, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực cho phát triển du lịch bền vững.

3.3.5. Tăng cường liên kết và hợp tác trong phát triển du lịch bền vững

- Đẩy mạnh liên kết giữa các địa phương trong tỉnh để hợp lực cho sự phát triển du lịch huyện, nhờ đó tăng khả năng linh hoạt của mỗi bên trong việc phát huy tiềm năng thế mạnh của vùng; tiết kiệm nguồn lực nhờ giảm được chi phí cạnh tranh; tăng sức mạnh cạnh tranh chung nhờ phối hợp sử dụng được những ưu thế riêng biệt của các bên; tăng quy mô hoạt động; để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quản lý phát triển du lịch như đầu tư phát triển sản phẩm, quảng bá và xúc tiến du lịch, bảo vệ môi trường, khai thác tài nguyên du lịch, quản lý sử dụng đất, cơ sở hạ tầng…

+ Phối hợp với các huyện Trùng Khánh, Thạch An, Hà Quảng, TP Cao Bằng trong việc quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm phục vụ khách du lịch.

+ Phối hợp với Ban Quản lý CVĐC Non nước Cao Bằng, huyện Thạch An hoàn thiện cơ sở vật chất tuyến du lịch thứ 4 trong vùng CVĐC (tuyến Thạch An – Quảng Hoà).

+ Phối hợp với huyện Thạch An hoàn thành việc bê tông hoá tuyến đường vào làng du lịch Bản Giuồng – xã Tiên Thành, huyện Quảng Hoà.

- Khuyến khích các địa phương trong trong huyện liên kết phát triển sản phẩm, kết nối tuyến du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch, xúc tiến đầu tư du

lịch, xây dựng thương hiệu du lịch với các địa phương khác trong và ngoài huyện.

- Gửi thư mời Hội đàm với huyện Long Châu (Trung Quốc) về liên kết phát triển du lịch; trong đó tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật, thi đấu thể thao, ký kết hợp tác phát triển du lịch, thu hút đầu tư tầm quốc tế; liên kết tổ chức hoạt động quảng bá chung Quảng Hòa, Cao Bằng (Việt Nam)

– Long Châu (Trung Quốc).

- Xây dựng các khu thương mại, địa điểm tổ chức hội chợ, hội thảo tại Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng để tổ chức các Hội chợ, Hội thảo quy mô vùng, quốc tế với các khu, điểm du lịch trong tỉnh; trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và phối hợp tổ chức định kỳ với huyện Long Châu (Trung Quốc).

- Tiếp tục giữ vững và tăng cường mối liên hệ theo định hướng và tiêu chí của của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đối với Công viên địa chất toàn cầu; thực hiện nhiệm vụ xây dựng phát triển Công viên địa chất toàn cầu trên địa bàn huyện gắn với các huyện trong vùng CVĐC để làm tốt công tác bảo tồn di sản văn hoá, di sản địa chất và quảng bá thu hút khách du lịch.

3.3.6. Hoàn thiện chính sách bảo tồn di sản và các giá trị văn hóa bản địa phục vụ PTDLBV

- Đề xuất với UBND tỉnh, Sở VHTTDL sớm triển khai thực hiện Đề án bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc tỉnh Cao Bằng, trong đó tập trung xây dựng kế hoạch của huyện triển khai các nhiệm vụ như gìn giữ kiến trúc nhà sàn truyền thống, trang phục, ẩm thực, nghề truyền thống, tín ngưỡng bản địa, các lễ hội Nàng Hai (xã Tiên Thành), Lễ hội Tranh đầu pháo (Thị trấn Quảng Uyên) đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

- Bố trí một phần ngân sách nhà nước và thực hiện xã hội hóa việc đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; bảo tồn và phục dựng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các nghề thủ công truyền thống phục vụ phát triển du lịch (nghề rèn dao, nghề làm hương, giấy bản, làm đường phên, đan lát, làm ngói...). Ngoài ra, cần thành lập quỹ trích từ nguồn thu du

lịch nhằm trùng tu, bảo tồn, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh, các hoạt động bảo tồn khác...

- Phối hợp với Bảo tàng tỉnh tiếp tục thực hiện rà soát đánh giá, kiểm kê di sản và chỉ đạo sát sao việc bảo tồn và sử dụng tài nguyên du lịch phục vụ PTDLBV trên địa bàn huyện.

- Thống nhất cơ chế quản lý; tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của các cấp quản lý, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, người dân về tầm quan trọng và giá trị của các di tích, danh thắng trên địa bàn huyện.

3.3.7. Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong phát triển bền vững du lịch

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI HUYỆN QUẢNG HÒA, TỈNH CAO BẰNG (Trang 74)