Mức độ cạnh tranh nội ngành

Một phần của tài liệu BÁO cáo tổ CHỨC NGÀNH PHÂN TÍCH NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (Trang 28 - 31)

2. Hành vi doanh nghiệp

2.1.Mức độ cạnh tranh nội ngành

2.1.1.Cạnh Tranh giữa các đối thủ trong ngành

Vietnam Airlines tuy mới chỉ là cỡ nhỏ trong làng vận tải hàng không quốc tế nhưng lại đang đứng ở vị thế một hãng hàng không quốc gia, ngoài tiềm lực lớn, dày dạn kinh nghiệm, Vietnam Airlines còn nhận được sự hậu thuẫn về vốn, chế độ và chính sách hỗ trợ khi gặp khó…

Thực tế, các hãng nho nhỏ mà đi đầu là Jetstar Pacific Airlines phần nào đã làm thay đổi bộ mặt thị trường hàng không Việt Nam. Một mặt bằng giá mới theo hướng có lợi cho khách hàng đã được lập. Từ khi JPA hoạt động theo mô hình hãng hàng không giá rẻ, VNA cũng phải linh hoạt đưa ra các mức giá khác nhau trên cùng một đường bay.

Tất nhiên, "khốc liệt" c hính là đặc thù của kinh doanh hàng không. Ngay cả khi các hãng non trẻ đề u tự biết "phận", tránh đối đầu với VNA, thì cuộc cạnh tranh vẫn không thể dễ dàng và khó thoát được sự ảnh hưởng của VNA.

Dù Jetstar Pacific Airlines là hãng hàng không khai sinh ra dịch vụ hàng không giá rẻ ở Việt Nam nhưng thị trường hàng không giá rẻ chỉ thực sự được vận hành đúng nghĩa bắt đầu từ năm 2011, khi Vietjet Air chính thức hoạt động. Khác Jesttar Pacific Airlines, Vietjet Air hội đủ đầy đủ nhân tài, vật lực và có một chiến lược "giá rẻ" rõ ràng. Vietjet Air nhanh chóng vươn lên và “thống lĩnh” thị trường hàng không dân dụng nội địa.

Trong khi Vietnam Airlines hướng đến phâ n khúc khách hàng cao cấp, lấy chất lượng dịch vụ làm điểm mạnh, thì Vietjet và Jetstar cạnh tranh bằng tiêu chí về giá.

Sau hơn 6 năm kể từ khi thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên, năm 2017 Vietjet Air đã vươn lên trở thành hãng hàng không c ó thị phần nội địa lớn nhất, vượt qua Vietnam Airlines và Jetstar Pacific.

Nhìn chung, mức độ cạnh tranh trong ngà nh hàng không Việt Nam vẫn thấp hơn mức trung bình thế giới. Số lượng các hãng hàng không cạ nh tranh trực tiếp trong ngành vận tải tại Việt Nam thấp hơn các quốc gia khác. Hiện, Việt Nam chỉ c ó 5 hãng

hàng không được cấp phép hoạt động. Với việc nắm giữ 98% cổ phần, Vietnam Airlines và

Jetstar như chung một nhà, có thể coi Jetstar chỉ đóng vai trò là phân khúc hàng không giá rẻ của Vietnam Airlines. Thành thử, cuộc chơi thực tế hiện nay chỉ là cuộc đua giữa 2 tay kỳ cự Vietnam Airlines (VNA) và Vietjet Air (VJ), cộng thêm một “kẻ phá bĩnh” Bamboo Airways (BB) mon men đòi “chia phần”.

Sự xuất hiện của Bamboo Airways với mô hình kết hợp hàng không với du lịch, tập trung khai thác những sân bay chưa hoạt động hết công suất đã mang lại một "làn gió" mới cho thị trường. Mức độ cạnh tranh giữa các hãng hàng không tại Việt Nam đã tăng mạnh kể từ khi Bamboo Airways bay chuyến bay thương mại đầu tiên vào tháng 1/2019.

Tháng 12/2020, Viettravel Airlines ra mắt, thị trường hàng không trong nước có sự cạnh tranh quyết liệt hơn. Trong tương lai không xa, khi Vietravel Airlines bay thương mại ổn định, tỷ lệ thị phần có thể sẽ có sự thay đổi.

Ngoài ra, rào cản rời ngành cũng làm tính cạnh tranh trong ngành nâng cao, khi mà đặc tính kinh doanh của c ủa ngành vận tải hàng không khiến các hã ng không dễ dàng phá sản do ảnh hưởng đến ngành kinh tế và ràng buộc về giá trị tài sản lớn. Việc khó rời khỏi ngành làm cho các hãng mong muốn có lãi để trụ lại trong ngành lâu hơ n, gia tăng tính cạnh tranh trong ngành.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, các hãng hàng không chịu nhiều tổn thất nặng nề và ngay khi có chỉ thị nới lỏng giãn cách xã hội, các hãng đồng loạt tung ra các chương trình khuyến mãi nhằm kích cầu. Ví dụ như các chương trình giảm giá vé chỉ từ 99.000 đồng (chưa gồm thuế phí) của Vietnam Airlines hay 9.000 đồng của Vietjet cho du lịch nội địa. Tuy nhiên việc c ạ nh tranh giữa các hãng không chỉ nằm ở vấn đề giá cả mà còn ở chất lượng dịch vụ vì sự chênh lệch giá ở các hãng không đáng kể nên người tiêu dùng sẽ chọn nơi có dịch vụ tốt hơn.

Khi áp lực cạnh tranh ngày một lớn hơn, các doanh nghiệp trong nước vốn có tiềm lực tài chính và nền tảng hỗ trợ sinh thái du lịch của riêng mình (Bamboo vớ i các khu du lịch FLC; Vinpearl Air vớ i các khu du lịch Vinpearl) sẽ làm cuộc cạnh tranh giành thị phần ngày càng trở nên gay gắt hơn. Tuy nhiên thị trường hàng không vẫn tiềm ẩn nhiều khả nă ng cấu kết giữa các doanh nghiệp lớn với lợi thế về kinh nghiệm và hình ảnh doanh nghiệp trong ngành.

2.1.2. Cạnh tranh từ các đối thủ tiềm tàng

Mặc dù chính phủ có những chính sách khuyến khích tư nhân tham gia vào ngành vận tải hàng không, nhưng những quy định đó đều rất khó cho việc gia nhập ngành. Đối với các hãng hàng không mới tại Việt Nam, quy trình cấp phép bay được thực hiện vô cùng nghiêm ngặt. Theo quy định, muốn thành lập một hãng hàng không cần phải có số vốn pháp định từ 200 đến hơn 500 tỷ đồng. Quá trình huy động vốn không quá khó, tuy nhiên vẫn là một rào cản ban đầu cho các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành. Các rào cản khác, như thủ tục, quá trình xin c ấ p phép kinh doanh vận tải hàng không, sự quá tải cơ sở hạ tầng cũng là lý do khiến các hãng hàng không khó gia nhập ngành.

Vietstar Airlines (CTCP hàng không lưỡng dụng Ngôi sao Việt) bị từ chối cấp phép vì chọn sân bay căn cứ là sân bay Tân Sơn Nhất khi sân bay này đã bị quá tải.

Như vậy, khả năng xâm nhập ngành của các hãng mới là rất khó. Hơn nữa, các hãng mới lại không có đủ năng lực, kinh nghiệm, sức mạnh tài chính để cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp trong ngành.

Mối lo ngại về các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng càng giảm xuống khi theo các chuyên gia đánh giá, thị trường hàng không Việt Nam vẫn còn rất lớn, đủ cho các hãng mới gia nhập ngành khai thác.

Một phần của tài liệu BÁO cáo tổ CHỨC NGÀNH PHÂN TÍCH NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (Trang 28 - 31)