Kiến nghị cho ngành hàng không

Một phần của tài liệu BÁO cáo tổ CHỨC NGÀNH PHÂN TÍCH NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (Trang 43 - 46)

2.1 Đối với chính phủ

2.1.1. Đầu tư nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng

Việt Nam là thị trường tăng trưởng “ nóng” của ngành hàng không, tuy nhiên, khách du lịch nhiều, kéo theo đó là sự gia tăng nhu cầu ngành dịch vụ. Năm 2015, sân bay Tây Sơn Nhất bị xếp vào top 10 sân bay tệ nhất thế giới do chất lượng dịch vụ không đảm bảo và liên tục bị hủy chuyến bay. Những ngày gần đây, nhiều báo đã đưa tin về việc nhiều khá c h hàng “ùn ứ” ở sân bay Tây Sơn Nhất. Có thể thấy, tăng trưởng quá nhanh dẫn đến khó khăn trong việc đáp ứng hạ tầng sân bay, cụ thể là hạ tầng chưa theo kịp tốc độ của vận tải. Tiếp đến là con người, có phương tiện nhưng phải có người vận hàng đảm bảo an toàn tuyệt đối. Như vậy, vai trò của Chính phủ là vô cùng quan trọng trong việc quy hoạch và mở rộng thêm c ác cảng hàng không quốc tế, triển khai các công tác giải phóng mặt bằng theo quy hoạch.

2.1.2. Cải thiện bộ khung pháp lý tại Việt Nam

Đại dịch Covid đã ảnh hưởng trầm trọng đến ngành hàng không. May mắn thay, chính phủ nước ta đã có những chính sách hợp lý để hỗ trợ ngành hàng không như Giảm 50% giá cất cánh, hạ cánh tàu bay và giá dịch vụ điều hành bay đi, đến đối với các chuyến bay nội địa; áp dụng mức giá tối thiểu 0 đồng đối với các dịch vụ chuyên ngành Hàng không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá... Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều khúc mắc liên quan đến pháp lý, thủ tục hành chính vẫn còn nhiều vướng mắc để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn. Song hành là hợp tác tư – công gắn với các dự án lớn, rất cần các chính sách tinh giản thủ tục pháp lý để thu hút các công ty tư nhâ n nước ngoài.

2.1.3. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực

Việt Nam với gần 100 triệu dân, tháp dân số trẻ, có thế mạnh về lao động, tuy nhiên, như các chuyên gia đánh giá, chất lượng lao động Việt Nam không được cao. Trong khi đó, ngành hàng không đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội tàu bay (gồm phi công, tiếp viên, trhợ kỹ thuật). Nhà nước nên có sự đầu tư cho ngà nh nghiệp vụ hàng không, tránh phụ thuộc vào phi công và kỹ sư nước ngoài.

2.2. Đối với doanh nghiệp

2.2.1. Ứng dụng khoa học công nghệ

Trong thời đại bùng nổ khoa học công nghệ, các doanh nghiệp nên tận dụng trí tuệ nhân tạo tinh giản bộ phận nhân sự, tiết kiệm cho ngành một khoản chi phí đáng kể và đạt được hiệu quả cao hơn. Như hãng hàng không Viet Nam Airlines đã sử dụng máy tự động checkin, khách hàng chỉ việc quét mã chứ không cần xếp hàng ở quầy như trước đây nữa.

2.2.2. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh

Việt Nam đang trên đà tăng trưởng nóng nhưng số hãng hàng không hiện tại so với Thái Lan vẫn còn đang khá là ít. Ở Thái Lan có 13 công ty hàng không khác nhau, trong khi đó con số ở Việt Nam là 4. Mặc dù có ít doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào ngành hàng không nhưng việc cạnh tranh là rất khốc liệt vì còn rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài liên kết và hoạt động tại sân bay trong nước. Do vậy việc xảy ra một số hành vi phản cạnh tranh như cố tình giảm giá chèn ép các doanh nghiệp khách nhằm chiếm được sức mạnh thị trường hay liên kết, thỏa thuận nhằm thôn tính, sáp nhập giữa các doanh nghiệp. Vì thế, việc xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh là cần thiết để ngành hàng không phát triển hướng tới lợi ích của quốc gia và người tiêu dùng.

LỜI KẾT

Năm Covid thứ nhất đi qua đã làm cho ngành có thị trường được đánh giá là độc quyền nhóm cũng phải chao đảo, đứng trước nguy cơ đệ đơn xin phá sản. Trong khoảng thời gian khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Chính phủ Việt Nam đã thành công đưa ra các gói cứu trợ kịp thời và chính sách hợp lý hỗ trợ c ho các công ty hàng không, không xấu số như Virgin Australia hay AirAsia Nhật Bản.

Việt Nam trong năm 2021 được đánh giá là một c hà ng thanh niên khỏe mạnh xung quanh những gã khổng lồ ốm yếu, cao chảo vì dịch bệnh. Ngày giải phóng và Quốc tế Lao động đã đến gần, chỉ tầm 1 tháng nữa thôi là vào cao điểm mùa du lịch năm 2021, có nhiều thách thức đặt ra cho ngành hà ng không khi vừa phải chống dịch, vừa phải liên tục phục vụ du khách. Bên cạnh đó, Chính phủ chưa cho phép mở c ửa, điều này dẫn đến thị trường bị thu hẹp và cạnh tranh sẽ gay gắt hơn.

Trước những thách thức đang được đặt ra vào năm Covid thứ hai, ngành hàng không có lẽ đã rút ra được những bài học kinh nghiệm từ năm 2020. Như nhiều nhà kinh tế nhận định “Cứu ngành hà ng không là tài trợ cho tương lai”. Sự phát triển đột phá của hệ thống giao thông vận tải bằng đường hàng không cũng như tự do hóa thị trường hàng không dân dụng đem lại rất nhiều lợi ích về mặt kinh tế và phúc lợi xã hội như giúp cho quá trình sản xuất diễn ra ổn định và liên tục, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thúc đẩy giao lưu kinh tế - văn hóa, thu hút nhiều khách quốc tế du lịch, … Rất cần sự trở mình kịp thời của các ông lớn và các nhà lãnh đạo đất nước đưa ngành hàng không trở lại quỹ đạo phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Cuộc chiến thị phần hàng không nội địa. [Viettimes]

2.Chiến lược cạnh tranh của các hãng hàng không giá rẻ. [Dichvuhangkhong.com] 3.Ngành hàng không chưa thể thoát khó trong năm 2021. [BSC-VIETNAM FINANCE] 4.Hàng không sắp cạn tiền dù kinh tế khởi sắc. [Báo Nhân dân] 5.Đánh giá ngành Hàng Không và nhận định về VJC. [FHUB.VN]

6.Hàng không Việt Nam đang phát triển thế nào?. [Haiquanonline] 7.Bamboo Airway. [Online] [http://www.bambooairway.com] 8.Jestar Pacific Airlines. [Online] [http://www.jestar.com] 9.Vietjet Air. [Online] [https://www.vietjetair.com]

10.Vietnam Airlines. [Online] [https://www.vietnamairlines.com] 11.Tổng cục Thống kê Việt Nam. [Online] [https://www.gso.gov.vn] 12.Data World Bank. [Online] [https://data.worldbank.org/country/VN] 13.IMF DATA. [Online] [https://www.imf.org/en/Data]

14.Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam. [Online] [https://mt.gov.vn] 15.Cục Hàng không Việt Nam. [Online] [https://caa.gov.vn]

Một phần của tài liệu BÁO cáo tổ CHỨC NGÀNH PHÂN TÍCH NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w