2. Hành vi doanh nghiệp
2.2. Chiến lược cạnh tranh các hãng
Thị trường hàng không dân dụng Việt Nam đang hoạt động tương đối sôi nổi với 3 mô hình kinh doanh chính: Hàng không truyền thống (Full-services Carrier - FSC) được áp dụng bởi Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), hàng không chi phí thấp (Lowcost Carrier - LCC) với hãng đi đầu là Vietjet Air và hàng không hybrid (mô hình dịch vụ bay giá rẻ với máy bay chất lượng cao, kết hợp du lịch nghỉ dưỡng với nhiều ưu đãi đặc biệt. Xét trên giá vé, FSC có giá bán cao nhất, LCC thấp nhất và hybrid hoạt động trong khoảng giữa.
Cụ thể, chiến lược cạnh tranh của từng hãng như sau:
Vietnam Airlines:
Chiến lược tối thiểu hóa chi phí:
Việc hợp tác tham gia “trò chơi” kinh tế với Singapore Technologies Aerospace Ltd (STA) năm 2018 giúp Vietnam Airlines thực hiện bảo dưỡng; sửa chữa các trang thiết bị máy bay ngay tại Việt Nam. Rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với việc phải gửi sang nước ngoài. Qua đó giúp mang lại hiệu quả khai thác cao hơn.
Cắt giảm chi phí dịch vụ ăn uống: Lấy chất lượng dịch vụ làm cốt lõi phát triển; xác định các mức tiêu chuẩn quốc tế tiên tiến. Vietnam Airlines luôn ưu tiên đưa các yếu tố văn hóa truyền thống vào hệ thống sả n phẩ m dịch vụ của hãng. Vietnam Airlines đã lựa chọn Bếp trưởng nổi tiếng: Luke Nguyễn trở thành Đại sứ ẩm thực toàn cầu của hãng. Bên cạnh đó, các chuyến bay Vietnam Airlines đã đưa các sản vật đặc sản địa phương phục vụ như: nhãn lồng Hưng Yên; vải thiều Thanh Hà; cam Cao Phong; xoài cát Hòa Lộc,… Tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả thương mại đôi bên (các doanh nghiệp Việt và hãng).
Chiến lược tận dụng khoa học công nghệ:
Tối đa hóa dịch vụ: cùng với các thành viên liên minh Skyteam. Vietnam Airlines đã thực hiện thành công SkyTeam Rebooking tại Hà Nội và TP.HCM. Theo đó, bất kỳ khách có vé của một hãng thành viên trong liên minh gặp bất thường về chuyến bay. Vietnam Airlines có thể trợ giúp khách đặt lại chỗ và xuất lại vé trên chính hệ thống của mình tại Hà Nội và TP.HCM.
Nhiều sự cố về hàng không trong nước và thế giới liên tiếp xảy ra. Vietnam
Airlines đặc biệt chú trọng công tác an ninh, an toàn hàng không. Hãng tiếp tục đẩy mạnh chương trình Văn hóa – An toàn. Ứng dụng công nghệ vận hành hệ thống quản lý an toàn. Dựa vào dữ liệu a n toàn để dự báo; xác định các nguy cơ. Từ đó xử lý, phòng ngừa rủi ro kịp thời. Đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt quy trình khai thác tiêu chuẩn đã được phê duyệt; bố trí hợp lý nguồn lực tàu bay, phi công, thợ kỹ thuật, trang thiết bị tại sân bay…
Vietnam Airlines và Jetstar Pacific được xếp hạng tuyệt đối 7/7 sao về an toàn hàng không, The Best Tourism Marketing Award 2018.
Định vị thương hiệu:
Trước những nỗ lực hoàn thiện và nâng cao thương hiệu Vietnam Airlines, cộng đồng trong nước và quốc tế tiếp tục đánh giá cao hãng hàng không Quốc gia Việt Nam với hàng loạt giải thưởng danh giá. 2018 là năm thứ ba liên tiếp tổ chức đánh giá và xếp hạng hàng không Skytrax công nhận Vietnam Airlines đạ t tiêu chuẩn hãng hàng không quốc tế 4 sao. Với giá trị thương hiệu đạt 416 triệu USD theo đánh giá của Brand Finance. Thương hiệu Vietnam Airlines tiếp tục tiến thêm một bậc trong bảng xếp hạng Top10 thương hiệu mạnh nhất và giá trị nhất Việt Nam.
Xây dựng lòng tin với khách hàng, nhà đầu tư:
Cạnh tranh với các hãng hàng không khác bằng các danh hiệu, giải thưởng như: Chứng chỉ “Hãng hàng không quốc tế 4 sao” 3 năm liên tiếp 2016, 2017, 2018 theo tiêu chuẩn của SKYTRAX, APEX Global; Giải thưởng “Hãng hàng không 4 sao toàn cầu” của tổ chức APEX, AirlineRatings (An toàn hàng không); World Travel Award 02 giải thưởng “ Hãng hàng không hàng đầu thế giới về hạng Phổ thông đặc biệt” và “Hãng hàng không hàng đầu thế giới về bản sắc văn hóa”. Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam. Vietnam Airlines đứng thứ 8 với 416 triệu USD,…
VietjetAir:
Chiến lược giá vé thấp:
Giá vé thấp là cách thức cạnh tranh đặc biệt để Vietjet Air thu hút khách hàng. Muốn vậy, Vietjet phải tối ưu hóa chi phí. Vietjet Air hiện chỉ khai thác duy nhất dòng tàu bay thân hẹp A320 và A321. Đây là dòng máy bay chuyên phục vụ tuyến bay ngắn (5-6 giờ bay), giúp Vietjet Air có thể quay vòng nhiều chuyến, đi về trong ngày, giảm được chi phí vận hành và chi phí ăn ở cho đội bay. Loại máy bay này cũng là tiên tiến nhất, có tuổi đời trẻ (3,3 tuổi), giúp Vietjet tiết kiệm tối đa chi phí xăng (15%).
Ngoài ra, chiến lược chi phí thấp của Vietjet Air cũng đã cắt giảm các chi phí hành lý đi kèm, bỏ suất ăn trên máy bay. Thay vào đó, hành lý, ăn uống trở thành dịch vụ hành khách phải trả tiền riêng tùy theo nhu cầu. Đổi lại, thay vì các suất ăn đã tính trong giá vé chỉ với 1-2 lựa chọn thì menu Vietjet có tới 9 món ăn nóng hợp khẩu vị của nhiều đối tượng khách hàng của Vietjet Air.
Jetstar Pacific Airlines Chiến lược chi phí thấp
JetStar khoanh vùng khách hàng của mình là những người nhạy cảm với sự biến động của giá. JetStar không quan tâm nhiều đến việc phân khúc thị trường cũng như họ không phân nhóm khách hàng. Vì thế nên khách hàng của JetStar có thể là bất kì ai, có thu nhập từ cao đến thấp, không đặc thù về ngành nghề hoặc tuổi tác, giới tính. Khách hàng mục tiêu chỉ đơn giản là những người có nhu cầu đi máy bay với mức giá rẻ nhất có thể. Họ cũng không quá quan tâm đến các vấn đề về dịch vụ hay hậu mãi.
Chiến lược “Thương hiệu kép”
Vietnam Airlines sau khi nắm giữ 98% c ổ phần đã thống nhất xúc tiến những thay đổi đối với Jetstar Pacific nhằm cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng lợi nhuận của hãng hàng không chi phí thấp này.
Jetstar Pacific sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để đổi tên thương hiệu thành Pacific Airlines, với logo và bộ nhận diện thương hiệu mới.
Pacific Airlines cũng sẽ chuyển đổi hệ thống đặt chỗ từ Navitaire sang Sabre - hệ thống Vietnam Airlines đang vận hành - để đồng bộ hoá mạng bay, các thủ tục đặt chỗ và tính năng dành cho khách hàng với Vietnam Airlines. Đồng bộ ho a hệ thống đặt chỗ sẽ giúp Pacific Airlines giảm chi phí và tạo nền tảng vững chắc để hãng tiếp tục vươn lên mạnh mẽ.
Jetstar Pacific đa¡đê™ra chiê n lươc nhă™mđưa tên tuôœicuaœ hang¡ bư t tô c trên phân
khu c thi ¢trươ ng hang không gia re, tuy nhiên nhiều năm qua Jetstar Pacific vẫn tồn tai ™
nhiềuhan chế, ma môt
lươn
tốn. Vì vậy, Pacific Airlines đã đưa vào khai thác đội bay hiện đại Airbus A320s với chất lượng liên tục nâng cao và chủ động nâng đội tàu bay khai thác lên 30 chiếc vào năm 2020 nhằm mở rộng thị trường.
Bamboo Airways:
Chiến lược thị trường ngách:
Tận dụng lợi thế từ công ty mẹ là tập đoàn FLC, sử dụng mô hình kết hợp hàng không và du lịch, Bamboo Airways đã thiết lập hơn 50 điểm đến, phủ sóng khắp rộng,
tập trung vào những địa điểm mới. Các dịch vụ bay, sản phẩm liên kết bay - nghỉ dưỡng -golf được hàng loạt khách hàng chào đón bởi sự tiện lợi, linh hoạt, giá cả hợp lý và chất lượng cao.
Hỗ trợ khách hàng linh hoạt:
Giữa toàn cảnh đại dịch Covid-19 tác động nặng nề đến thị trường hàng không trong nước và quốc tế, Bamboo Airways đã nhanh chóng ứng biến với việc điều chỉnh mô hình và hoạt động khai thác. Cụ thể, Bamboo Airways triển khai hàng loạt chuyến bay thuê để đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước. Song song đó, hãng cũng phát triển những máy bay chuyên dụng chở hàng hóa để hạn chế tình trạng tàu bay nằm đất, tối ưu hóa nguồn lực sẵn có, tận dụng tăng doanh thu.
Nắm bắt được tâm lý tiêu dùng giữa mùa dịch, Bamboo Airways đưa ra nhiều dịch vụ và ưu đãi mới cho khách như Mua 1 vé tặng 2 vé bên cạnh, hỗ trợ hoàn vé miễn phí cho vé đến/ đi Đà Nẵng, miễn phí thay đổi giờ/ hành trình bay không giới hạn số lần đổi, …
“Bay đúng giờ” và nâng cao chất lượng dịch vụ bay:
Bamboo Airway được đánh giá là hãng hàng không có tỉ lệ khai thác bay đúng giờ nhất Việt Nam.
Biểu đồ 9: Tỷ lệ khai thác bay đúng giờ của các hãng hàng không Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2020
Mặt khác, Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) đã trao chứng nhận đánh giá an toàn khai thác (IOSA) - một chứng chỉ quan trọng về an toàn hàng không gồm 1000 chỉ tiêu cho Bamboo Airways.