Tầm quan trọng của học liệu

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THIẾT kế dạy học (Trang 121 - 122)

1. Thiết kế học liệu

1.1. Tầm quan trọng của học liệu

Học liệu luôn có vị trí quan trọng đối với cả người dạy và người học trong mọi loại hình đào tạo, học liệu trong giáo dục nghề nghiệp chính là nguồn chứa đựa nội

dung thông tin hữa ích.

Đồi với học liệu mở, góp phần quan trọng tạo nên sự đột phá trong việc cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu, dạy và học trước bối cảnh bùng nổ thông tin trên toàn cầu. Phát triển loại học hiệu này có thể góp phần tháo gỡ một phần khó khăn về tài chính so với phát triển học liệu dạng truyền thống.

Học liệu mở cho phép mọi người thỏa mãn nhu cầu cập nhật tri thức mỗi khi họ cần, loại học liệu này còn có ưu điểm nhiều người cùng truy cập thông tin trong một thời điểm, tạo nên sự bình đẳng giữa mọi người đối với nhu cầu khai thác và sử dụng thông tin, dễ dàng cập nhật thông tin mới và cùng nhau chia sẻ, trao đổi một cách thuận lợi.

Trong bối cảnh phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, thói quen tìm kiếm tri thức của cả người dạy và người học đã có nhiều thay đổi so với trước đây. Cùng với việc nghiên cứu tài liệu được in ấn, nhiều người có nhu cầu thường xuyên cập nhật thông tin thông qua các thiết bị có kết nối internet như máy vi tính, điện thoại cầm tay... Ở nhiều nơi, khái niệm learning mobile đã trở nên khá quen thuộc đối với các hoạt động dạy học và hoạt động nghề nghiệp.

Với mô hình đào tạo theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ trong giáo dục nghề nghiệp, vai trò của nguồn học liệu được khẳng định và góp phần quan trọng đến chất lượng đào tạo. Nguồn học liệu phong phú, dồi dào sẽ giúp cho giảng viên chuẩn bị và cập nhật bài giảng được đầy đủ và người học có thể khai thác tài nguyên đó một cách tối ưu. Có thể thấy, trước khi bắt đầu giảng dạy một môn học hay mô- đun, giảng viên cần chú trọng việc cung cấp nguồn học liệu bắt buộc và những học liệu nên đọc để cho người học tham khảo, những thông tin này còn hữu ích với người học ngay cả khi họ đã hoàn thành khóa học và tham gia vào thị trường lao động.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THIẾT kế dạy học (Trang 121 - 122)