Kế hoạch sử dụng thiết bị, dụng cụ, vật tư

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THIẾT kế dạy học (Trang 131 - 133)

Trong quá trình giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là dạy học các nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật, việc huy động thiết bị, dụng cụ, vật tư để phục vụ cho sự hình thành kỹ năng nghề của người học là công việc có tính tất yếu và đòi hỏi phải được thực hiện theo kế hoạch cụ thể.

1.1. Vai trò của kế hoạch sử dụng thiết bị, dụng cụ, vật tư 1.1.1. Khái niệm về kế hoạch 1.1.1. Khái niệm về kế hoạch

Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo (điều khiển, điều chỉnh) và kiểm tra. Lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với người quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, giúp cho người quản lý xác định được các chức năng khác còn lại nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra.

Nếu đứng trên góc độ ra quyết định thì kế hoạch được hiểu là một loại quyết định đặc thù để xác định một tương lai cụ thể mà người quản lý mong muốn cho tổ chức của họ. Quản lý có bốn chức năng cơ bản, trong đó lập kế hoạch có thể ví như là bắt đầu từ rễ cái của một cây lớn, rồi từ đó mọc lên các nhánh là tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Xét theo quan điểm này thì lập kế hoạch là sản phẩm của việc làm có tính khởi đầu và có vai trò trọng yếu đối với người quản lý.

Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra.

biểu được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, chia thành các giai đoạn, các bước thời gian thực hiện, có phân bổ nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp, sự chuẩn bị, triển khai thực hiện nhằm đạt được một mục tiêu, chỉ tiêu đã được đề ra. Thông thường kế hoạch được hiểu như là một khoảng thời gian cho những dự định sẽ hành động và thông qua đó để người ta hy vọng các hoạt động theo kế hoạch sẽ làm cho mục tiêu được hiện thực hóa. Chủ thể xây dựng kế hoạch có thể là người không trực tiếp hoặc trực tiếp tham gia thực hiện kế hoạch, nhưng dù ở trường hợp nào thì họ vẫn là người có đóng góp quan trọng vào kết quả đạt được như bản kế hoạch đề ra.

Kế hoạch có thể được thực hiện một cách chính thức hoặc không chính thức, bằng văn bản, văn kiện hoặc bất thành văn, công khai minh bạch hoặc bí mật. Trong giáo dục nghề nghiệp, kế hoạch sử dụng thiết bị, dụng cụ, vật tư là loại kế hoạch chính thức, do giảng viên dự thảo và chính họ cũng là người trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện kế hoạch.

1.1.2. Vai trò của kế hoạch

Kế hoạch sử dụng thiết bị, dụng cụ, vật tư là tiêu chuẩn, là thước đo mức độ sử dụng chúng trong quá trình tổ chức dạy học. Cho dù kế hoạch còn có sai sót nhất định nhưng nó vẫn rất cần thiết, điều này đặc biệt quan trọng trong thực tiễn thiết kế dạy học, nó là cơ sở để tạo nên sự rút kinh nghiệm, tạo nên tính đúng đắn, phù hợp trong kế hoạch sẽ được thực thi sau đó. Việc viết một kế hoạch là một bước quan trọng trong việc tạo nên nền tảng cho quá trình thực hiện mục tiêu dạy học có tính thực tế.

Khi kế hoạch được lập ra tức là tư duy quản lý việc sử dụng thiết bị, dụng cụ, vật tư của giảng viên sẽ có hệ thống hơn, nó là minh chứng chứng tỏ khả năng tiên lượng của giảng viên về các tình huống sắp xảy ra, tránh được tình trạng bị động, đột xuất hay còn gọi là làm giảm tính bất ổn định, làm giảm được sự chồng chéo và những hoạt động làm lãng phí nguồn lực của nhà trường.

Kế hoạch cụ thể, chi tiết và sự quyết tâm thực hiện sẽ giúp cá nhân chiến thắng bệnh trì hoãn để đạt đến sự thành công. Nếu kế hoạch được thực hiện nghiêm túc, nó sẽ tạo ra những tác động mạnh mẽ bất ngờ.

Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, kế hoạch là căn cứ quan trọng để cấp có thẩm quyền, nhiệm vụ căn cứ vào đó chuẩn bị kinh phí, tổ chức mua sắm, bảo dưỡng và bảo quản, thanh lý những gì không còn phục vụ cho dạy học. Kế hoạch này cũng là một trong những căn cứ quan trọng để người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp có

thể hạch toán giá thành đào tạo đối với khóa học, lớp học hay mỗi môn học, mô-đun sắp được tổ chức thực hiện.

1.2. Lập kế hoạch sử dụng thiết bị, dụng cụ, vật tư 1.2.1. Một số cách tiếp cận về lập kế hoạch 1.2.1. Một số cách tiếp cận về lập kế hoạch

- Lập kế hoạch là một quá trình bắt đầu từ việc thiết lập các mục tiêu, quyết định các chiến lược, các chính sách, kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu đã định. Lập kế hoạch cho phép thiết lập các quyết định khả thi và bao gồm cả chu kỳ mới của việc thiết lập mục tiêu và quyết định chiến lược nhằm hoàn thiện hơn nữa.

Theo cách tiếp cận này thì lập kế hoạch được xem là một quá trình tiếp diễn phản ánh và thích ứng được với những biến động diễn ra trong môi trường của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đó là quá trình thích ứng với sự không chắc chắn của môi trường bằng việc xác định trước các phương án hành động để đạt được mục tiêu đã xác định.

- Lập kế hoạch là một trong những hoạt động nhằm tìm ra con đường để huy động và sử dụng các nguồn lực của cơ sở giáo dục nghề nghiệp một cách có hiệu quả nhất để phục vụ cho các mục tiêu đã xác định.

- Lập kế hoạch là một trong những hoạt động cơ bản của quá trình quản lý, xét về mặt bản chất thì hoạt động này nhằm mục đích xem xét các mục tiêu, các phương án dạy học, các tiến trình dạy học có thể thực hiện, các hoạt động dạy học.

Như vậy, lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức để đạt được các mục tiêu đó. Lập kế hoạch nhằm mục đích xác định mục tiêu cần phải đạt được là cái gì và phương tiện để đạt được các mục tiêu đó như thế nào? Tức là, lập kế hoạch cần xác định rõ các mục tiêu cần đạt được, xây dựng được một chiến lược tổng thể để đạt được các mục tiêu đã đặt ra, và việc triển khai một hệ thống các kế hoạch có liên quan để thống nhất và phối hợp các hoạt động.

1.2.2. Tổ chức lập kế hoạch sử dụng thiết bị, dụng cụ, vật tư

- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có từ 03 đến 07 thành viên.

- Mỗi nhóm lập một kế hoạch sử dụng thiết bị, dụng cụ, vật tư đối với dạy học một môn học hoặc mô-đun dạy học trình độ cao đẳng.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm.

- Tổ chức cho người học nhận xét, góp ý và đánh giá chéo.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THIẾT kế dạy học (Trang 131 - 133)