Yêu cầu đối với phương tiện dạy học

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THIẾT kế dạy học (Trang 128 - 130)

2. Thiết kế phương tiện dạy học

2.3. Yêu cầu đối với phương tiện dạy học

2.3.1. Tính khoa học sư phạm

Phương tiện dạy học do giảng viên chế tạo phải giúp cho người học tiếp thu được kiến thức, hình thành kỹ năng nghề nghiệp tương ứng với yêu cầu của chương trình học. Phương tiện dạy học tự làm giúp cho giao viên truyền đạt một cách thuận lợi đến người học các kiến thức từ đơn giản đến phức tạp, những kỹ năng… làm cho người học phát triển được khả năng nhận thức và tư duy sáng tạo.

Nội dung và cấu tạo của phương tiện dạy học tự làm đảm bảo được các đặc trưng của dạy lý thuyết cũng như thực hành; phương tiện dạy học tự làm phù hợp với nhiệm vụ sư phạm của bài giảng; phương tiện dạy học cần thích ứng và cộng hưởng tới phương pháp dạy học, thúc đẩy khả năng tiếp thu và tính năng động trong hoạt động nhận thức của người học.

Các phương tiện dạy học tự làm cần tập hợp thành một bộ thống nhất, có mối liên hệ với nhau chặt chẽ về nội dung, bố cục, hình thức; trong đó mỗi phương tiện có vai trò và chỗ đứng riêng.

Phương tiện dạy học tự làm phải thúc đẩy việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại và các hình thức tổ chức dạy học tiến tiến đem lại hiệu quả rất lớn cho dạy học.

2.3.2. Tính nhân trắc học

Tính nhân trắc học là một yêu cầu về tổ chức lao động khoa học đối với phương tiện dạy học tự làm.

Phương tiện dạy học tự làm dùng để biểu diễn trước người học phải được nhìn rõ ở khoảng cách 08m. Các phương tiện dạy học dùng cho cá nhân người học không được cồng kềnh chiếm nhiều chỗ trên bàn học và làm khuất tầm nhìn của người học lên bảng và nơi giảng viên biểu diễn các nội dung dạy học.

Phương tiện dạy học được chế tạo và sử dụng trong dạy học phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người học, ví như phương tiện dạy học tự làm phải đủ lớn và rõ nét phù hợp với sở thích của người học, gây được hưng phấn và hứng thú học tập của người học.

Màu sắc phương tiện dạy học tự làm cần có màu sắc sáng sủa, hài hoà và gần giống với màu săc của vật thật nhằm xác lập được các biểu tượng chân thật về sự vật hiện tượng trong hiện thực.

Phương tiện dạy học tự làm phải đảm bảo tất cả các yêu cầu về mặt kỹ thuật, an toàn và không gây độc hại cho giảng viên và người học trong khi sử dụng.

2.3.3. Tính thẩm mỹ

Phương tiện dạy học tựa làm phải có tỉ lệ cân xứng, hài hoà về đường nét và hình khối. Phương tiện dạy học tự làm phải gây được ấn tượng tốt đẹp và làm nảy nở hứng thú say mê học tập môn học trong người học. Phương tiện dạy học tự làm cần đạt tới trình độ cao và coi như một tác phẩm, them chí là công trình nghệ thuật.

Phương tiện dạy học tự làm được chế tạo phải xuất phát từ hứng thú và say mê của giảng viên. Bản thân phương tiện đem lại sự yêu thich nghề nghiệp và thế hệ trẻ của giảng viên, có tác dụng kích thích lòng yêu nghề, nâng cao sự cảm thụ chân, thiện, mỹ cho người học trong quá trình sử dụng phương tiện dạy học vào dạy học.

2.3.4. Tính kỹ thuật

Chất lượng vật liệu dùng để chế tạo phương tiện dạy học cần đảm bảođộ bền vững, độ chắc chắn để có thể sử dụng lâu dài trong quá trình dạy học.

Phương tiện dạy học được chế tạo phải có sự vận dụng triệt để, tích cực các tiến bộ kỹ thuật mới nhằm đảm bảo tính hiện đại của phương tiện dạy học, đáp ứng các yêu cầu của phương pháp dạy học mới.

Phương tiện dạy học được chế tạo cần có kết cấu thuận lợi cho việc vận chuyển, bảo quản. Cấu tạo của phương tiện dạy học phải tiện lợi cho việc tháo lắp để có thể cơ động nhanh trong việc chuẩn bị của giảng viên cho dạy học.

2.3.5. Tính kinh tế

chi phí cho thiết kế, chế tạo phương tiện dạy học cần đảm bảo giá thành thấp nhất ở mức có thể; chi phí cho quá trình sử dụng, bảo quản và duy tu bảo dưỡng thấp; tuổi thọ của phương tiện phải cao.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THIẾT kế dạy học (Trang 128 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)