2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ MỞ RỘNG TÍN DỤNG KHÁCHHÀNG
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc mở rộng tín dụng doanh nghiệp
- Nguồn nhân lực: Trình độ chuyên môn của các bộ tín dụng chưa theo kịp với công nghệ ngân hàng hiện đại, khă năng phân tích, thẩm định của cán bộ thẩm định còn nhiều hạn chế, trong khi đó việc đánh giá khả năng cạnh tranh, khả năng hoạt động hiệu quả của dự án liên quan đến nhiều khía cạnh, đòi hỏi phải có một khả năng phân tích, tổng hợp, dự đoán nhạy bén của cán bộ tín dụng. Đây là một yêu cầu khó thực hiện vì phần lớn cán bộ tín dụng chưa được đào tạo chuyên sâu và toàn diện về lĩnh vực này.
- Chính sách tín dụng của ngân hàng: Chính sách tín dụng chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập như quy định về lãi suất, quy định về bảo đảm tiền vay đối với DN CMB khi muốn vay dài hạn ngân hàng phải có tài sản thế chấp đủ lớn để đảm bảo cho khoản vay... Mặt khác, quy trình, thủ tục cho vay mặc dù đã cố gắng thu gọn song vẫn còn khá phức tạp, chưa phù hợp với nhu cầu của DN CMB. Quyền phán quyết tín dụng hầu như tập trung tại hội sở khiến các chi nhánh trực thuộc ngân hàng mất đi sự chủ động trong cho vay, bỏ lỡ nhiều dự án khả thi.
- Công tác thu thập và xử lý thông tin: Thông tin là yếu tố sống còn để một tổ chức tín dụng tồn tại và phát triển. Tuy nhiên các kênh thông tin về thị trường, về khách hàng của VPBank rất hạn chế, hầu hết được lấy từ các tổ chức có liên quan và chính những gì khách hàng cung cấp nên có phần không xác thực, thiếu tính thời sự. Bộ phận cán bộ thu thập và xử lý thông tin còn thiếu sự linh hoạt và chủ động trong việc tìm kiếm nguồn thông tin đáng tin cậy, do chưa đủ kinh nghiệm và năng lực chuyên môn.
- Phân tích và thẩm định khách hàng: Công tác phân tích thẩm định khách hàng vay vốn được thực hiện theo mẫu biểu quy định và chủ yếu dựa vào kết quả phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh những năm qua của đơn vị vay vốn cũng như hiệu quả của dự án, nhưng do nguồn số liệu, cơ sở để phân tích chủ yếu được lấy từ các báo cáo tài chính của đơn vị vay vốn gửi tới nên độ tin cậy không cao. Bởi vậy, phân tích và thẩm định khách hàng tại VPBank vẫn chưa đi vào được chiều sâu của vấn đề, chỉ là kết quả bề nổi trên phương diện tài chính.
tiến tới các DN CMB, chưa đi sâu vào nghiên cứu, phân loại thị trường, phân loại khách hàng để có cơ sở cho việc ra định ra kế hoạch kinh doanh dài hạn trong tương
lai. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì thế vẫn mang tính thụ động cao khi hầu
hết các khách hàng đều tự tìm đến ngân hàng chứ không phải ngân hàng chủ động tìm kiếm khách hàng mới và mở rộng thị phần.
b. Nguyên nhân khách quan
- Về phía Nhà nước:
Hệ thống văn bản pháp lý, các thủ tục liên quan đến hoạt động tín dụng tuy đã được cải thiện nhiều nhưng chưa đồng bộ, đầy đủ, rõ ràng và phù hợp với môi trường cạnh tranh của cơ chế thị trường. Thủ tục và điều kiện cho vay còn rườm rà, phức tạp khiến khách hàng đôi khi phải đi lại nhiều lần, có khi còn không vay được do thiếu giấy tờ cần thiết theo quy định. Các cơ quan chịu trách nhiệm cấp chứng thư sở hữu tài sản và quản lý Nhà nước đối với thị trường bất động sản còn chậm chễ trong việc cấp giấy tờ sở hữu cho chủ sở hữu khiến cho việc thế chấp của doanh nghiệp cũng như công tác xử lý tài sản thế chấp của ngân hàng gặp khó khăn.
Chính sách vĩ mô nền kinh tế dù đang được từng bước điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của đất nước và các thành phần kinh tế, nhưng do các doanh nghiệp đặc biệt là DN CMB luôn chuyển hướng và điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh, nên các chính sách của chính phủ chưa thực sự hiệu quả, khung pháp lý cũng như chính sách hỗ trợ cho hoạt động của các DN CMB thiếu tính rõ ràng, sự ủng hộ của các cơ quan chức năng là chưa kịp thời, đúng lúc.
- Về phía DN CMB
Doanh nghiệp không đủ tài sản thế chấp hợp pháp: Doanh nghiệp muốn vay ngân hàng cần có tài sản thế chấp nhằm đảm bảo vốn vay, phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng khi dự án gặp khó khăn ngoài dự kiến. Hiện nay, các doanh nghiệp chủ yếu thế chấp bằng tài sản cố định hoặc bất động sản nhưng việc định giá tài sản trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn, độ chính xác không cao do các văn bản quy định liên quan còn một số quy định chồng chéo và mâu thuẫn.
chung của Ngân hàng VPBank những dự án đầu tu mới phải có vốn tự có tối thiểu
là 40% tổng vốn đầu tu, còn những dự án mở rộng sản xuất thì doanh nghiệp phải có tối thiểu 30% tổng vốn đầu tu. Đây là một khó khăn rất lớn đối với các DN CMB, vì đa phần các DN CMB có quy mô nhỏ, khả năng tài chính hạn hẹp, nguồn
vốn kinh doanh ít chủ yếu là đi vay.
Dự án thiếu tính khả thi: Doanh nghiệp không xây dựng đuợc một dự án khả thi nhằm thuyết phục ngân hàng cho vay vốn. Có những dự án có ý tuởng rất hay, quy mô hoạt động lớn nhung do không biết cách mô hình hóa kế hoạch của mình duới dạng bảng biểu theo yêu cầu của ngân hàng, cán bộ tín dụng có khi phải giúp đỡ cả việc tính toán cũng nhu lập phuơng án vay vốn, trả nợ ngân hàng thậm chí là cả các báo cáo tài chính. Vì thế, nếu trình độ của cán bộ tín dụng yếu kém thì chất luợng tín dụng cũng sẽ không tốt.
Bên cạnh đó, việc chuyển giao công nghệ cũng khiến các DN CMB có kết quả kinh doanh không tốt. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã đầu tu hàng chục tỷ đồng để nhập dây chuyền sản xuất hiện đại nhung do không đủ trình độ nên hoặc là doanh nghiệp không biết vận hành sử dụng hiệu quả dây chuyền mới, hoặc là nhập phải máy móc chất luợng kém, không thể phục vụ sản xuất kinh doanh, gây lãng phí nguồn vốn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua phân tích thực trạng mở rộng cho vay đối với các DN CMB tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vuợng, luận văn đã đạt đuợc những kết quả sau đây: Khái quát hóa quá trình hình thành và phát triển và các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vuợng, từ đó đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng mở rộng cho vay đối với các DN CMB tại ngân hàng trong những năm gần đây. Từ đó đánh giá kết quả thực hiện, những tồn tại và nguyên nhân trong quá trình
(tỷ đồng, %) CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM
MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CMB TẠI NGÂN HÀNG VPBANK