1.2. MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CMB
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộnghoạt động chovay củangân
Ngược lại khi mở rộng cho vay đồng thời với quản trị rủi ro tín dụng tốt, chất lượng cho vay tốt làm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Lợi nhuận ngân hàng gia tăng
làm gia tăng uy tín của ngân hàng trong việc gia tăng thu hút nguồn đó là tiền đề để mở
rộng cho vay. Lợi nhuận không chia cũng là nguồn vốn để ngân hàng cho vay.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng hoạt động cho vaycủa của
ngân hàng thương mại đối với DN CMB
1.2.4.1. Nhân tố khách quan
a. Môi trường chính trị, xã hội
Môi trường chính trị xã hội trong nước ổn định là điều kiện tốt cho các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Theo đó, nhu cầu về vốn cũng tăng lên, cả về khối lượng và loại vốn, vốn lưu động để quay vòng sản xuất, vốn đầu tư trung dài hạn. Sự tăng lên của nhu cầu vay vốn tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động knh doanh này, tăng tỷ trọng trong cơ cấu doanh thu.
Môi trường chính trị xã hội quốc tế cũng ảnh hưởng đến khả năng mở rộng tín dụng. Chính trị xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế. Đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu khiến cho bất kỳ biến động nào của kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng gần như ngay lập tức đến kinh tế trong nước, tác động trực tiếp đến giá cả, lãi suất, tỷ giá... và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, môi trường chính trị xã hội quốc tế ổn định sẽ tạo điều kiện cho kinh tế cho nước phát triển, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng nhu cầu vay vốn.
b. Môi trường kinh tế vĩ mô
Kinh tế vĩ mô ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay. Kinh tế phát triển bền vững có tác động tích cực đến việc mở rộng cho vay cũng như hiệu quả cho vay, ngược lại kinh tế suy thoái tác động tiêu cực đến hoạt động này của các ngân
Các chỉ số của kinh tế vĩ mô như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI), cán cân thương mại... có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cũng tạo niềm tin trong công chúng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng.
c. Môi trường pháp lý
Đối với mỗi ngành nghề đều có chính sách pháp luật quy định, hướng dẫn thực hiện. Với ngành ngân hàng, luật Ngân hàng và các văn bản hướng dẫn thi hành bên cạnh đó còn có các hướng dẫn liên ngành trong hoạt động Ngân hàng (văn bản nội bộ). Chính sách pháp luật chặt chẽ là cơ sở đảm bảo hoạt động tín dụng ngân hàng được thực hiện đầy đủ, hợp pháp, an toàn, tránh rủi ro hệ thống và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên, môi trường pháp lý cũng gây rủi ro cho ngân hàng khi môi trường pháp lý đó chưa hoàn thiện hoặc cách thức thi hành còn chưa đảm bảo tính thời gian, tính nghiêm minh, phát sinh nhiều chi phí do thủ tục tố tụng kéo dài. Ví dụ: Như việc phát mãi tài sản thế chấp hiện nay, để có thể phát mãi một tài sản thế chấp đòi hỏi khá nhiều thủ tục, thời gian, chi phí mà ngân hàng phải nhận chịu rủi ro rất nhiều. Hoặc luật không giải thích một cách đầy đủ gây khó khăn trong việc thực hiện tạo rủi ro cho ngân hàng. Ví dụ: Một hợp đồng có tài sản thế chấp, khi khách hàng không trả được nợ phải chăng ngân hàng chỉ có quyền nhận lấy tài sản thế chấp để trừ nợ (gán nợ) hoặc phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ, thiếu hay đủ ngân hàng cũng phải chịu? Theo chúng tôi, một chủ nợ có quyền đòi hỏi con nợ phải trả hết nợ khi con nợ đó còn tài sản trách nhiệm (tài sản kinh doanh) chỉ khi nào con nợ đó hết tài sản trách nhiệm thì chủ nợ mới chấm dứt quyền đòi nợ, vì vậy nếu tài sản thế chấp khi phát mãi không còn đủ giá trị để trả nợ thì con nợ phải dùng tài sản khác để trả nợ nếu con nợ còn tài sản trách nhiệm.
Ngoài Pháp lệnh ngân hàng và các văn bản liên quan, việc thực hiện và giải quyết các hợp đồng tín dụng khi đáo hạn còn chịu sự chi phối của Bộ Luật dân sự,
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (26.03.94), Pháp lệnh thi hành án (17.04.93), Luật Phá sản Doanh nghiệp...v...v... Do đó khi nợ đáo hạn, nếu con nợ mất khả năng chi trả hoặc cố tình trốn tránh thanh toán nợ thì ngân hàng chỉ có con đường hợp pháp duy nhất là khởi kiện trước tòa án có thẩm quyền. Vấn đề tố tụng trước tòa án hiện nay quá nhiêu khê và thường kéo dài qua nhiều giai đoạn làm mất nhiều thời gian, dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi cho con nợ có ý đồ, đồng thời gây thiệt hại lớn cho ngân hàng. Thời gian tố tụng kể từ khi khởi kiện cho đến khi có quyết định của tòa án có hiệu lực thi hành rồi đến khi phát mãi được tài sản thu hồi được nợ thường kéo dài gần một năm, chưa kể trường hợp tòa có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo điều 38 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế. Tình trạng này thường làm cho ngân hàng phải chịu đọng vốn trong lúc ngân hàng phải chịu lãi suất cho người gửi. Đây là một thiệt hại lớn cho ngân hàng chưa kể các chi phí phát sinh trong thủ tục tố tụng.
Chính sách tiền tệ của Ngân hàng đặc biệt là chính sách lãi suất, chính sách tín dụng đều có liên quan và ảnh hưởng mạnh đến hoạt động ngân hàng. Khi ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất có thể dẫn đến các ngân hàng thương mại không thu hút được vốn tiền mặt và có thể mất khả năng thanh toán. Ví dụ: Một ngân hàng hoạch định hàng tháng thu hút được 1 tỷ đồng tiền gửi và như vậy đã đẩy mạnh việc cho vay trước đó như thế khi không thu hút được vốn tiền gửi như dự định khi hạ lãi suất sẽ làm cho ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản.
d. Tập quán vay vốn, tiêu dùng, niềm tin của khách hàng
Tập quán tiêu dùng và kinh doanh có sự phân biệt giữa các vùng miền, ở các thành phố lớn, nơi giao thông thuận lợi, tập trung các doanh nghiệp...nơi có các hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại lớn và thường xuyên thì nhu cầu vay vốn lớn hơn và đa dạng hơn nông thôn, vùng xâu vùng xa. Vì vậy việc mở rộng hoạt động tín dụng cũng tập trung tại các thành phố lớn để phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.
Ngoài ra niềm tin của khách hàng cũng là yếu tố thuận lợi để mở rộng tín dụng ngân hàng.
e. Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn
Yeu tố mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng ảnh hưởng đến mở rộng cho
vay. Mức độ cạnh tranh càng khốc liệt thì khả năng mở rộng cho vay càng khó khăn và
ngược lại mức độ cạnh tranh càng thấp thì khả năng mở rộng cho vay càng dễ.
Có nhiều ngân hàng cùng hoạt động trên cùng một địa bàn thì thị trường sẽ bị phân chia cho các ngân hàng. Tỷ lệ phân chia khách hàng giữa các ngân hàng tuỳ thuộc vào năng lực cạnh tranh của từng ngân hàng. Năng lực cạnh tranh mạnh sẽ chiếm được nhiều thị trường, năng lực cạnh tranh yếu sẽ bị hạn chế thị trường. Thường thì các ngân hàng luôn luôn xây dựng cho chính mình một chính sách khách hàng và một thị trường mục tiêu để từ đó thiết kế sản phẩm đặc thù để mở rộng cho vay.
1.2.4.2. Nhân tố chủ quan
a. Năng lực và uy tín của ngân hàng.
Muốn mở rộng cho vay ngân hàng phải có đủ năng lực: năng lực về nguồn vốn, năng lực về nhân lực, màng lưới phân phối, công nghệ ...
về nguồn vốn: Quy mô vốn của ngân hàng quyết định mở rộng cho vay, chỉ khi có nguồn vốn mới có thể mở rộng được cho vay. vốn tự có của ngân hàng thương mại thể hiện sức mạnh về tài chính của ngân hàng đó, vốn tự có càng cao chứng tỏ ngân hàng đó càng mạnh. Để quản lý quy mô hoạt động thì các ngân hàng thương mại chỉ được phép huy động một lượng vốn bằng một tỷ lệ nhất định so với vốn tự có (ở Việt Nam là 20 lần). Vì vậy mà vốn tự có lớn sẽ là điều kiện để huy động vốn với quy mô lớn. Mặt khác để quản trị rủi ro ngân hàng nhà nước đưa ra các giới hạn như giới hạn cho vay đối với một khách hàng (không quá 15% vốn tự có), tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, tỷ lệ dùng vốn tự có để mua sắm tài sản cố định. Những nhân tố đó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến mở rộng cho vay của các ngân hàng thương mại.
về nhân lực: Quy mô và chất lượng CBCNV của ngân hàng cũng có tác động đến mở rộng cho vay. Muốn mở rộng cho vay phải có nguồn nhân lực tương ứng.
lượng. Nếu chất lượng cán bộ tín dụng không đảm bảo sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng tín dụng từ đó mà tác động đến mở rộng cho vay. Không chỉ nguồn nhân lực trực tiếp mà số lượng cũng như chất lượng hệ thống kiểm soát tín dụng cũng cần phải được bố trí tương ứng để đảm bảo kiểm soát chất lượng tín dụng.
về mạng lưới hoạt động: màng lưới hoạt động rộng là nhân tố tác động tích cực đến mở rộng cho vay. Màng lưới rộng sẽ tạo điều kiện mở rộng nguồn huy động vốn, từ đó mà tác động đến cho vay. Màng lưới rộng sẽ tạo điều kiện cho khách hàng giao dịch với ngân hàng được thuận lợi hơn từ đó mà mở rộng cho vay. Mặt khác màng lưới hoạt động rộng còn giúp các ngân hàng mở rộng các hoạt động dịch vụ từ đó mà gián tiếp thúc đẩy mở rộng cho vay.
Các ngân ngân hàng thương mại Việt Nam hiện ngay và nhất là các NHTMCP đang theo đuổi chiến lược ngân hàng bán lẻ vì vậy màng lưới hoạt động là nhân tố qua trọng để mở rộng cho vay. Thông thường các NHTM khi thành lập có trụ sở đóng ở các đô thị lớn sau đó mở các chi nhánh về các địa phương nơi có kinh tế phát triển để mở rộng hoạt động và mở rộng cho vay.
Về công nghệ: Các ngân hàng thương mại rất quan tâm đến công nghệ, họ thường đi đầu trong ứng dụng công nghệ nhất là công nghệ tin học. Khi mở rộng cho vay số lượng các giao dịch tăng lên, giá trị các giao dịch tăng lên đòi hỏi phải cải tiến công nghệ quản lý. Ngược lại khi công nghệ quản lý hiện đại sẽ tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm lại từ đó có tác động trở lại với mở rộng cho vay.
Uy tín của Ngân hàng cũng là nhân tố tác động đến mở rộng cho vay. Ngân hàng có uy tín sẽ là nhân tố tác động tích cực đến mở rộng cho vay và ngược lại ngân hàng không có uy tín sẽ hạn chế mở rộng cho vay. Một ngân hàng có uy tín, ngân hàng đó có thể huy động đủ vốn để mở rộng cho vay và ngược lại, nếu không có uy tín sẽ không thể mở rộng được huy động vốn để mở rộng cho vay.
Chiến lược và chính sách tín dụng của ngân hàng: Căn cứu vào tình hình thực tế và từng giai đoạn cụ thể, các ngân hàng xây dựng chiến lược tín dụng phù hợp. Chính sách tín dụng thể hiện quan điểm cho vay của ngân hàng và điều đó có ảnh
hưởng đến mở rộng cho vay của các ngân hàng. Quan điểm Cho vay cởi mở sẽ là nhân tố giúp cho các ngân hàng mở rộng cho vay thuận lợi hơn. Ngược lại quan điểm bảo thủ trong cho vay sẽ làm hạn chế mở rộng cho vay của các ngân hàng.
Quan điểm cho vay của các ngân hàng phụ thuộc vào tình trạng vốn của các ngân hàng, phụ thuộc vào tình trạng của thị trường và phụ thuộc vào tình trạng chất lượng tín dụng của ngân hàng đó. Thông thường khi vốn khả dụng cao, chất lượng tín dụng đang đảm bảo, nhu cầu của người vay lớn thì các ngân hàng có quan điểm cởi mở trong cho vay, và ngược lại nếu vốn khả dụng thấp, tình trạng chất lượng tín dụng xấu, thị trường ảm đạm thì các ngân hàng hạn chế cho vay.
Mở rộng cho vay còn phụ thuộc vào quan điểm cơ cấu tài sản có, quan điểm quản trị rủi ro.. .ngày nay các ngân hàng đang có xu hướng phát triển thành ngân hàng hiện đại, theo đó hoạt động dịch vụ là hoạt động chính được ưu tiên phát triển. Những ngân hàng này không tập trung quá nhiều tài sản vào cho vay mà đa dạng hoá đầu tư để phòng tránh rủi ro. Thay vì dùng hết vốn để cho vay họ thực hiện đa dạng hoá kinh doanh như cho vay, đầu tư, thành lập các công ty kinh doanh.. .Khi đa dạng hoá đầu tư dẫn đến hạn chế mở rộng cho vay.
Không chỉ chính tín dụng là nhân tố trực tiếp tác động đến mở rộng cho vay, mà các chính sách khác của ngân hàng cũng giam tiếp tác động đến mở rộng cho vay như chính sách khách hàng, chính sách giá cả, chính sách sản phẩm.