Trình độ phát triển kinh tế. Trình độ phát triển, khoa học kỹ thuật của một
quốc gia phát triển sẽ dễ dàng ứng phó với các rủi ro TT-TH hơn là đối với một quốc gia kém phát triển.
Điều kiện tự nhiên và BĐKH. Việt Nam là quốc gia có điều kiện tự nhiên hay
gặp nhiều rủi ro TT-TH và là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nền nhất của BĐKH trên thế giới. Do đó, việc thực hiện CS quản lý RRTT-TH gặp nhiều khó khăn.
Nguồn lực tại chỗ. Nguồn lực tại chô như các tổ chức, cộng đồng, nguồn lực
tài chính, cơ sở hạ tầng… là cơ sở, nền tảng cho các hoạt động thực hiện CS công. Với QUẢN LY RRTT-TH, nguồn lực tại chô tại các địa phương chính là cơ sở hạ tầng, các công trình phòng tránh thiên tai sẵn có, cộng đồng người dân…
Năng lực tài chính. Với các quốc gia, địa phương có tiềm lực tài chính mạnh,
khả năng áp dụng CS công vào thực tế sẽ cao hơn các quốc gia, địa phương có tiềm lực tài chính yếu, kém. Khi TT-TH xảy ra, quốc gia có tiềm lực tài chính mạnh sẽ nhanh chóng làm giảm thiểu rủi ro TT-TH bằng các công trình đã xây dựng từ trước, nâng cao khả năng chịu rủi ro đối với người dân và làm giảm đối tượng dễ bị tổn thương.
Tình hình quốc tế. Dựa trên CS hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sự tranh thủ được
các nguồn tài trợ của các nguồn tài trợ như Chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài, việc triển khai thực hiện các CS công được dễ dàng hơn. Việt Nam đã tham gia một số công ước quốc tế về BĐKH, các thỏa thuận khung và một số chương trình hợp tác quốc tế. Do đó, các tổ chức quốc tế như Quỹ nhi đồng Liên hợp Quốc UNICEF, Hội Chữ thập đỏ, Ngân hàng thế giới WB… đã phối hợp với các cơ quan tại Việt Nam nhằm thực hiện quản lý RRTT-TH. Hơn nữa, các biến động kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới và khu vực cũng có những tác động đáng kể đến việc thực hiện CS công của một quốc gia. Ví dụ như dịch bệnh Covid-19 diễn ra từ năm 2019 có ảnh hưởng không nhỏ đến các CS quản lý RRTT-TH của Việt Nam. Lúc này, nhân lực, vật lực của quốc gia đang tập trung vào các biện pháp phòng, chống dịch. Do đó, các biện pháp thực hiện quản lý rủi ro thiên tai, dịch bệnh bị hạn chế bởi nguồn ngân sách và các biện pháp giãn cách, cách ly tại các địa phương có dịch.