Chủ thể thực thi CS công trong quản lý RRTT-TH là cơ quan quản lý nhà nước về ứng phó TT-TH. Bộ phận trực tiếp tham gia vào thực thi CS công có hai nhóm chính: (1) các bộ, cục thuộc cơ quan hành pháp; (2) các ủy ban, tiểu ban của quốc hội. (1) Các bộ, cục thuộc cơ quan hành pháp: là các cơ quan trực tiếp thực thi CS. Các cơ
quan này thường nhận diện và đánh giá thực chất của vấn đề và dự báo khả năng mở rộng của nó. Cơ quan này cũng đưa các phương án giải quyết vấn đề.
(2) Các ủy ban, tiểu ban của quốc hội: là các cơ quan chuyên môn của quốc hội, thực hiện xem xét các CS đã được bộ, cục của cơ quan hành pháp đệ trình.
Trước hết, đối với thực hiện CS quản lý RRTT-TH, các chủ thể gồm: Ban chỉ đạo Trung ương (Quốc gia) về phòng, chống thiên tai; Ban chỉ đạo PCTT cấp bộ, ngành và một số cơ quan khác.
Ban chi đạo Trung ương (Quốc gia) về phòng, chống thiên tai do Thủ tướng
Chính phủ thành lập. Cơ quan này có nhiệm vụ điều phối liên ngành giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên phạm vi cả nước. Các thành viên của Ban hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Cơ quan này có cơ cấu tổ chức bao gồm nhiều cơ quan liên quan và có nhiệm vụ được quy định tại Khoản 4, Điều 18, Nghị định số 160/2018/NĐ-CP của Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên phạm vi cả nước.
Ban chi đạo PCTT cấp bộ, ngành: do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang
bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thành lập, có nhiệm vụ tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi quản lý; Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi cả nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; Quyết định các biện pháp cấp bách, huy động theo thẩm quyền các nguồn lực của bộ để ứng phó và khắc phục kịp thời hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi quản lý của bộ và hô trợ các địa phương (Nghị định số 160/2018/NĐ-CP).
Ban chi đạo PCTT cấp tinh, huyện, xã: do Chủ tịch UBND các cấp thành lập,
có nhiệm vụ giúp UNBD cùng cấp tổ chức thực hiện công tác phòng, chống lụt bão trong phạm vi địa phương; đồng thời tham mưu giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng các ngành thực hiện trách nhiệm của Bộ, ngành cơ quan trung ước, các quyết định về công tác tìm kiếm cứu nạn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành (Nghị định số 160/2018/NĐ-CP).
Bên cạnh đó, một số các cơ quan chức năng khác cũng đóng vai trò làm chủ thể chính trong quản lý CS rủi ro TT-TH.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Theo Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TTPTNT như sau: Đây là cơ quan của Chính phủ. Đối với CS quản lý RRTT-TH, Bộ có nhiệm vụ và quyền hạn trong lĩnh vực Thủy lợi, đê điều.
Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến cảnh báo,
dự báo khí tượng thủy văn; chỉ đạo và hướng dẫn công tác liên quan đến việc sử dụng đất bảo vệ đê, kè (Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04/04/2017).
Sơ đồ 1.1 khái quát tổ chức chung của hệ thống chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, chỉ ra sự phân cấp lãnh đạo và triển khai thực hiện các CS quản lý RRTT-TH.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tô chức Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai
(Nguồn: http://tkcn.gov.vn)
Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy lợi như sau: Đây là cơ quan trực thuộc Bộ NTPTNT, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ này quản lý nhà nước và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy lợi; quản lý, chỉ đạo các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục. Cơ quan này có nhiệm vụ thực hiện quản lý CS rủi ro TT-TH do nước gây ra.
Tổng cục PCTT
Tổng cục Phòng, chống thiên tai là tổ chức thuộc Bộ NNPTNT, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ NNPTNT quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống thiên tai, đê điều trong phạm vi cả nước; Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật. Kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp. Tổ chức của Tổng cục PCTT gồm có: văn phòng và các cục chức năng được khái quát tại Sơ đồ 1.2.
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tô chức Tông cục PCTT
(Nguồn: http://phongchongthientai.mard.gov.vn/)
Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn)
Quyết định số 76/2009/QĐ-TTg ngày 11/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 445/QĐ-UN ngày 22/04/2009 của Chủ tịch ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn; Khoản 3, Điều 11, Chương III, Nghị định 08/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thành lập, quy chế và trách nhiệm làm việc của cơ quan này gồm: Ủy ban chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch, phương án chuẩn bị lực lượng, phương tiện và tổ chức thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn kịp thời, có hiệu quả; phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương, Bộ NNPTNT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các cơ quan liên quan và các địa phương tổ chức ứng phó tình huống bão,
áp thấp, lũ lụt, sóng thần, lũ ống, lũ quét; sự cố vỡ đê, hồ, đập... Sơ đồ 1.3 mô tả cơ cấu tổ chức của cơ quan này.
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ tô chức cơ quan tìm kiếm cứu nạn các cấp
(Nguồn: http://tkcn.gov.vn)