7 đợt lũ lụt Thấp hơn trungbình
3.2.5. Một số giải pháp khác
Một số các giải pháp khác cũng cần được thực hiện nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác thực hiện CS quản lý RRTT-TH.
Trước hết, cần nghiên cứu chức năng sử dụng đất, quy hoạch các khu dân cư trong quá trình thực hiện các CS quản lý RRTT-TH. Các khu dân cư cần có mức độ an toàn, không nên được bố trí ở các vùng ven sông suối có nguy cơ lũ, lũ quét thường xuyên. Các vùng trượt lở hoặc ngập lũ theo mùa có thể dùng cho các hoạt động canh tác nông nghiệp hoặc không gian mở. Việc chuyển đổi các không gian chức năng, các hoạt động phát triển từ dạng dễ bị tổn thương sang ít bị tổn thương hoặc có sức chống chịu tốt hơn, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH gia tăng mạnh mẽ như hiện nay. Đặc biệt, cần nghiên cứu các kỹ thuật phát triển, quy hoạch phát triển nhằm chuyển giao và chia se rủi ro như các giải pháp cắt lũ, chậm lũ, điều tiết dòng chảy, bảo vệ các hành lang xanh, phát triển hệ thống không gian trữ nước...
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đối với vùng thường xuyên bị ảnh hưởng ngập lụt, giá bão mạnh; tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt rừng phòng hộ cũng như đầu tư cho các loại rừng khác đảm bảo độ che phủ cũng như khả năng điều tiết của rừng phòng hộ.
Hơn hết, cần xây dựng các cơ chế đáp ứng việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình quản lý rủi ro thiên tai, thảm họa. Thế giới đang ở trong thời kỳ phát triển khoa học công nghệ mạnh mẽ. Để đáp ứng các yêu cầu về chính sách quản lý rủi ro thiên tai, thảm họa, các cấp chính quyền cần xây dựng các quy trình, nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng khoa học công nghệ vào các quá trình quản lý rủi ro thiên tai, thảm họa.
Tiểu kết chương 3
Chương này đề cập tới các giải pháp tăng cường thực hiện CS quản lý RRTT- TH tự nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 – 2025. Các giải pháp được đề xuất dựa trên bối cảnh thực tế của cả nước, khu vực miền trung và của Tỉnh cũng như các quan điểm, mục tiêu xác định cho 5 năm tới, bao gồm các giải pháp về hoàn thiện thể chế chính sách; các công cụ thực hiện chính sách; nâng cao năng lực chủ thể thực hiện chính sách; tăng cường nguồn lực cho thực hiện chính sách; và một số giải pháp khác. Sự phối hợp các bên liên quan và lồng ghép, tích hợp các yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ trong tổ chức thực hiện CS quản lý RRTT-TH tự nhiên với tổ chức thực hiện CS giảm nghèo, ứng phó biến đổi khí hậu và xây dựng nông thôn mới cũng được nhấn mạnh ở chương này.