7 đợt lũ lụt Thấp hơn trungbình
2.2.2. Những tồn tại, hạn chế
Tồn tại, hạn chế đầu tiên trong công tác thực hiện CS quản lý RRTT-TH của tỉnh Quảng Bình nằm ở khâu xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó với thiên tai. Chẳng hạn như việc xây dựng các phương án PCTT của xã Mai Hóa còn khá sơ sài. Kế hoạch mới chỉ được xây dựng ở giai đoạn bão gần bờ và khắc phụ hậu quả chủ yếu dựa vào cộng đồng và nguồn viện trợ từ bên ngoài. Việc xây dựng kế hoạch này chưa đảm bảo thế chủ động của địa phương trong việc phòng, chống thiên tai. Hơn nữa, sinh kế người dân của địa phương này lại phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, xây dựng các kế hoạch như hiện nay là chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế xã hội của địa phương và không đảm bảo được đời sống của nhân dân.
Tiếp theo, công tác tuyền truyền, phổ biến kiến thức, CS về quản lý RRTT-TH còn nhiều yếu kém. Hoạt đồng truyền thông của các cấp ban ngành chưa đáp ứng được các nhu cầu về quản lý và chưa đến được từng nhóm đối tượng.
Hơn nữa, quá trình thực hiện, phối hợp thực hiện CS quản lý RRTT-TH cũng còn nhiều bất cập. Khi thiên tai xảy ra, các chương trình kế hoạch được triển khai nhưng vẫn còn tình trạng quan liêu, chưa thực hiện kịp thời của các cấp chính quyền, các đơn vị tổ chức. Hệ thống cảnh báo thiên tai còn yếu kém. Các tổ dân phố
và người dân sinh sống không nhận được những cảnh báo kịp thời thiên tai nên không thể tổ chức ứng phó với thiên tai.
Nhìn chung, việc thực hiện CS quản lý RRTT-TH tại Quảng Bình còn nhiều hạn chế và bất cập, ở hầu hết các giai đoạn từ xây dựng kế hoạch, phân công triển khai, phối hợp thực hiện; kiểm tra, đôn đốc và đánh giá, tổng kết thực hiện.